Giải pháp kết thúc biến động Euro Zone

(CATP) Có bốn điều châu Âu cần làm để giải quyết nạn vỡ nợ toàn diện. Đồng euro cuối cùng đã mở rộng, nhưng nó sẽ chật vật để phát triển GDP thậm chí ở mức 1% trong năm nay. Mức tiêu dùng có tăng thêm một chút, và mức vay mượn của các quốc gia yếu kém hơn cuối cùng đã bắt đầu giảm xuống. Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso gần đây đã tuyên bố ở Athens rằng châu Âu không chỉ thoát khỏi suy thoái mà “biến động liên quan đến đồng euro đã ở phía sau chúng ta”.

Tiếc là ông ta đã nói sai. Kinh tế châu Âu đã không trên bờ vực tan biến được bao lâu, đồng thời tương lai của đồng tiền chung chỉ biểu hiện sự an toàn trong phút chốc. Nhưng sự ổn định lâu dài hơn của khu vực đồng euro vẫn còn tồn tại nhiều dấu hỏi. Điều đó dẫn đến nguy cơ chính đối với các thị trường kinh tế toàn cầu trong một tương lai kéo dài. Châu Âu, cùng với Mỹ và Trung Quốc, là một trong ba chân vạc chính của nền kinh tế thế giới. Nếu châu Âu sụp đổ, mọi thứ sẽ trở thành bất ổn.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã xoa dịu các thị trường và trả giá cách đây 18 tháng với lời hứa “sẽ cứu vãn đồng euro bằng mọi giá”, phần chính thông qua một chương trình thu mua không giới hạn những trái phiếu ngắn hạn của châu Âu. Nhưng nạn thất nghiệp của khu vực đồng euro vẫn tiếp tục tăng ở mức kỷ lục trên 12%. Sau đây là một số giải pháp được cho là khả thi để vượt qua những thử thách:

TẠO MỘT LIÊN MINH NGÂN HÀNG THỰC SỰ
Nhiều chuyên gia tin rằng số lượng nợ nước ngoài ở ngoại vi châu Âu không đủ lý do để không thành lập một liên minh ngân hàng với đủ nguồn lực để thực sự tạo được một tác động khi biến động xảy ra.

ÁP LỰC NƯỚC ĐỨC VÀO CUỘC
Nước Đức phát triển mạnh hơn các nước láng giềng của họ, họ không bị mất giá tiền tệ khi cạnh tranh, cũng không gặp phải những tình huống chuyển giao tài chính từ những quốc gia mạnh hơn, nhưng họ cũng đang gặp những lúng túng. Điều nước Đức cần làm là tạo nên một tập thể người tiêu dùng mạnh hơn của riêng họ, kích thích nhu cầu nội địa về xe hơi của Ý và những hàng hóa hạng sang của Pháp mà phần còn lại của thế giới không đủ điều kiện để tiêu thụ nó. Cũng vậy, Đức cần giảm thuế tiêu dùng cũng như tăng lên các mức lương.

TUNG RA QE CHÂU ÂU
Mỹ đang bắt đầu quá trình hậu thuẫn vốn cho ngân hàng trung ương, đó là chương trình kích thích kinh tế mang tên QE của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), đồng thời bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ như một biện pháp phục hồi nền kinh tế. ECB cũng có thể bắt đầu làm điều Fed vẫn đang làm trong bốn năm rưỡi qua. Mua hàng loạt những tài sản lớn với kỳ hạn lâu dài hơn trong nỗ lực tạo khả năng thanh toán bằng tiền mặt nhiều hơn trên thị trường, đồng thời thúc đẩy bộ phận tư nhân thực hiện những đầu tư phát triển sang những quốc gia ở phương Đông.

TÁI XÁC NHẬN MỘT LIÊN MINH CHÍNH TRỊ THỰC SỰ
Châu Âu đang ở một bước ngoặt kinh tế với tình trạng kinh tế bị đe dọa hơn là bảo đảm. Các hiệp ước và hiến pháp cần được thay đổi để cho phép tạo thành một liên minh tài chính thực sự. Từ đó động thái này sẽ thực sự tiến tới một liên minh chính trị hiệu quả.

Nguồn CA TP.HCM: http://www.congan.com.vn/?catid=1120&id=512076&mod=detnews&p=