Giải mã khả năng thay đổi màu sắc kỳ diệu của tắc kè hoa

Tắc kè hoa đổi màu sắc có thể được coi là khả năng ma thuật, nhưng các nhà khoa học cuối cùng cũng giải mã được bí ẩn này.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Geneva (Thụy Sĩ) phát hiện tắc kè hoa sử dụng công nghệ nano thuyết vị lại tốt hơn con người để thực hiện thay đổi màu sắc trên da một cách phi thường. Loài bò sát này có khả năng sắp xếp lại các tinh thể bên trong các tế bào da đặc biệt của chúng để thay đổi màu sắc trên da nhằm hấp dẫn bạn tình hoặc đe dọa đối thủ.

Tắc kè hoa thay đổi màu sắc đầy ma thuật.

Quá trình thay đổi màu sắc của tắc kè hoa bao gồm sự điều chỉnh màng của các tinh thể siêu nhỏ trong tế bào da có tên là iridophore. Các tinh thể này không chỉ cho phép tắc kè hoa chuyển từ trạng thái ngụy trang sang trạng thái khoe mẽ để thu hút bạn tình, mà còn giúp bảo vệ chúng khỏi thời tiết nắng nóng.

Video dưới đây cho thấy khả năng thay đổi màu da kỳ ảo của tắc kè hoa:

Nhưng những nghiên cứu trước đây cho rằng các chất sắc tố được tập trung và phân tán trong các tế bào khác nhau cho phép tắc kè hoa có thể thay đổi màu sắc da. Giống như các loài bò sát khác, tắc kè hoa có nhiều màu sắc khác nhau được tạo không phải bởi các sắc tố mà bởi "bề mặt quang học" giữa các bước sóng khác nhau của ánh sáng phản chiếu từ các tinh thể siêu nhỏ trong các tế bào iridophore.

Trong nghiên cứu loài tắc kè hoa sống tại Madagascar, nhóm nghiên cứu đã phát hiện loài động vật này kiểm soát chủ động cách các tinh thể iridophore sản sinh màu sắc. Nó có thể chuyển từ màu da xanh thành màu vàng tươi để thu hút bạn tình.

Tắc kè hoa không chỉ chuyển từ trạng thái ngụy trang sang trạng thái khoe mẽ để thu hút bạn tình, mà còn giúp bảo vệ chúng khỏi thời tiết nắng nóng.

Nhà vật lý học Jeremie Teyssier, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi phát hiện tắc kè hoa thay đổi màu sắc thông qua điều chỉnh chủ động lớp màng của các tinh thể siêu nhỏ. Khi tắc kè hoa bình tĩnh, các tinh thể này tập trung thành một mạng lưới dày đặc và phản chiếu ra màu xanh. Ngược lại, khi phấn kích, lớp màng của các tinh thể siêu nhỏ giãn ra, cho phép phản chiếu các màu sắc khác như vàng hay đỏ”.

Các nhà khoa học cũng phát hiện một lớp thứ 2 nằm sâu hơn của iridophore chứa các tinh thể lớn hơn và ít trật tự hơn. Các tinh thể này phản chiếu ánh sáng hồng ngoại. Bằng cách này, tế bào có thể giúp tắc kè hoa không bị quá nóng dưới cái nắng vùng nhiệt đới.

Hà Vũ (theo DM)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/la-doc-cuoi/giai-ma-kha-nang-thay-doi-mau-sac-ky-dieu-cua-tac-ke-hoa-755909.html