Giải mã Bia không chữ của Võ Tắc Thiên

Lăng mộ chôn chung của Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên rộng 80ha được đặt trên núi Lương Sơn ở Tây Bắc thành phố Tây An (Trung Quốc). Phía trước lăng mộ có hai tấm bia đá cao trung bình khoảng 6,3m, tấm bia chếch về hướng Tây là Thuật thánh bia ca tụng Đường Cao Tông văn trị võ công, văn bia là do đích thân Võ Tắc Thiên soạn ra và do Đường Trung Tông - người con thừa kế ngôi vị của Võ Tắc Thiên viết. Tấm bia này do 7 phần ghép lại mà thành, vì thế nó còn được gọi Thành thất tiết bia, tấm bia rộng 1,86m, nặng 81, 6 tấn. Còn tấm bia chếch về hướng Đông là tấm “Vô tự bia” (Bia không chữ) của Võ Tắc Thiên, tấm bia là một khối đá điêu khắc lớn, rộng 2,1m, nặng 98, 8 tấn. Phía đầu tấm đá đó chỉ khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau. Hai bên thân bia khắc hai con đường, trên con đường đó khắc một con tuấn mã và một con sư tử đực thần thái uy nghiêm. Hơn 1300 năm qua đã có một số giả thiết "giải mã" những ẩn ý bí ẩn về Vô tự bia nhưng xem ra câu chuyện huyền bí này vẫn chưa có hồi kế

Võ Tắc Thiên qua kí họa của người xưa Võ Tắc Thiên (625 - 705), tên thật là Võ Chiếu. Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Từ một tài nhân, bà đã từng bước tiến lên, trở thành hoàng hậu, cuối cùng lên ngôi hoàng đế dựng lên nhà Đại Chu. Việc bà lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau năm 1950 đã có cái nhìn khác về bà. Truyền thuyết dân gian về Võ Tắc Thiên thì có rất nhiều, từ chuyện tuyển thanh niên vào cung thỏa mãn dục vọng, sợ mèo, trị ngựa dữ... Bản thân Võ Tắc Thiên không phải là người cam chịu cô đơn, vì thế cho dù có chết đi bà cũng để lại một tấm bia không có chữ khiến hàng ngàn năm sau người đời vẫn còn nhiều tranh cãi. Ngầm tự hào về bản thân Bản thân Võ Tắc Thiên cho rằng, bà là người công cao đức trọng, công lao của bà không thể nào ghi hết trên một tấm bia. Bà cho rằng, mặc dù bà làm thân nữ nhi, nhưng Cao Tông là kẻ tầm thường, còn bà tài năng tuyệt đối hơn hẳn Cao Tông, hơn nữa trong thời gian bà chấp chính, xã hội an bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, đây có thể coi là một chính tích to lớn của bà. Nhưng một điều đáng tiếc là, thời đó nhiều người coi Võ Đế là kẻ đi ngược lại giang sơn xã tắc nhà Đường, rằng bà là kẻ phản nghịch nên đối với những công lao của bà, họ coi như không có. Chính vì thế, Võ Tắc Thiên lập tấm bia trống là hàm ý những công lao to lớn của bà để người đời sau tự kể ra và ghi chép lại. Hoặc, Võ Tắc Thiên muốn để hậu thế bình xét cả cuộc đời của bà. Quan điểm này so với quan điểm trước hoàn toàn tương phản. Theo quan điểm này thì Võ Tắc Thiên rất tự hào về bản thân mình. Là người thuộc hàng nữ lưu không để làm ngơ với việc tranh giành chính trị, hơn nữa bà còn đạt tới đỉnh cao của quyền lực. Bà muốn người đời công bằng mà bình xét tài năng văn trị võ công của bà, và bà muốn công kích sự khẳng định của người con trai thứ ba Lý Hiển về bà là không khách quan, không công bằng. Chính vì xét thấy như vậy nên Võ Tắc Thiên muốn giao hết công tội cả đời mình cho người đời sau phán xét. Quan điểm thứ ba này so với mỗi quan điểm khác đều rất có lý đến nỗi mà cho đến bây giờ vẫn chưa có gì chứng tỏ được quan điểm nào mới là chủ ý ban đầu của Võ Tắc Thiên. Biểu hiện sự oán hận của vua con Quan điểm khác cho rằng Võ Tắc Thiên sinh thời cũng không hề tính tới việc viết văn bia cho mình. Bia không chữ thực chất là chủ trương bởi do con trai nối ngôi Lý Hiển. Đường Trung Tông Lý Hiển tuy là con ruột của Võ Tắc Thiên, nhưng từng một thời gian dài sống trong sự sợ hãi tột cùng về sự lạm dụng quyền lực, mấy lần suýt bị giết chết. Võ Tắc Thiên từng đầu độc, hại chết thái tử Lý Hoằng, phế thái tử Lý Hiển làm thường dân. Đường Trung Tông Lý Hiển ban đầu mới tại vị chưa được một năm, đã bị Võ Tắc Thiên phế hoàng vị, đuổi khỏi kinh thành trong hai mươi năm, Lý Hiển đều trong tình trạng sợ hãi lo lắng, mỗi lần nghe Võ Tắc Thiên sai người tới thăm, đều sợ tới mình hồn xiêu phách lạc. Con trai trưởng là Lý Trọng Nhuận, con gái là Lý Tiên Huệ đều vì nói lời bất cẩn mà bị Võ Tắc Thiên giết chết. Ngoài ra Võ Tắc Thiên những năm cuối đời còn suy nghĩ tới việc muốn đem hoàng vị truyền cho con cháu nhà họ Võ. Từng trải qua một thời gian dài trong sự đè nén mà kìm kẹp, trở lại Hoàng vị của mình, Trung Tông Lý Hiển tuy không thể công khai việc oán hận đối với mẹ, cũng không thể nào viết được những lời ngon ngọt để ca tụng công đức, chi bằng cách một chữ cũng không khắc nên để lại một bức “Vô tự bia”. Ngoài ra Lý Hiển cũng khó có thể đặt hiệu xưng cho bà. Nếu như tán tụng Võ Tắc Thiên có thể khắc lên Đại Chu thiên sách kim luân thánh thần hoàng đế thì con cháu nhà họ Lý Đường cũng không mấy ai tình nguyện. Hoặc khắc rằng Tắc Thiên là Đại thánh hoàng hậu cũng không ổn vì Võ Tắc Thiên rõ ràng cũng là Đại Chu hoàng đế gần 16 năm liền. Trước sau đều khó, thực chỉ còn cách lập một bia không chữ ở bên Thuật Thánh Bia của Cao Tông mà thôi. Do sự mài mòn của thời gian Những năm gần đây lại còn thêm một số sử gia nói tới những kiến giải mới về “Vô tự bia”. Cho rằng tấm bia ban đầu đã được liệu sẵn bia văn, nhưng do nhiều nguyên nhân mà bia văn bị mất không khắc lên được bia mộ mà có khả năng lớn là đã bị chôn trong địa cung của Càn Lăng. Nếu quan sát kĩ Vô tự bia có thể thấy mặt dương của bia đều bố trí đầy những đường nét đánh ô, tuy đã hơn 1300 năm mưa gió mài mòn cho tới nay vẫn còn trông thấy rõ ràng. Căn cứ mặt dương của bia mà tính toán thì ước chừng có khoảng hơn 3000 từ. NGUYỄN KIM Cũng có giả thiết: Võ Tắc Thiên ngầm ví mình như một con tuấn mã, bên cạnh chồng bà, cũng là vị vua tiền nhiệm Đường Cao Tông Lý trị (được bà ngầm ví như một con sư tử). Hai linh vật trong Vô tự bia này cùng song hành trên con đường trị quốc. Lại có kiến giải: Võ Tắc Thiên biết mình có tội lớn, thay vì để hậu thế cười chê chi bằng không chạm chữ nào lên bia. Cũng có ý kiến cho rằng, sau khi Võ Tắc Thiên lập ra triều nhà Chu, trong lòng cảm thấy hổ thẹn bất an, chuyên tâm nghĩ rằng sau khi mình chết đi, giang sơn xã tắc sẽ trả về cho nhà Đường. Tuy nhiên có những chuyện xảy ra trong quãng thời gian bà chấp chính khiến bà không có lòng tin vào điều đó, càng sợ người đời quở trách bà về tội cướp ngôi, thành ra bà để lại một tấm bia không chữ cũng là để tự mình chuộc lỗi.

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com.vn/story.aspx?id=7711&lang=vn&zone=41&zoneparent=0