F-22 thắng Su-35, thoát hiểm trước S-400?

Việc nhanh chóng khởi động lại chương trình sản xuất và hiện đại hóa F-22 Raptor sẽ giúp Hoa Kỳ bớt lo ngại trước Nga và Trung Quốc.

Tạp chí phân tích quân sự The National Interest của Mỹ đã nhấn mạnh rằng, hiện Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tích cực tham gia vào nghiên cứu, sản xuất máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 và hệ thống phòng thủ tên lửa mới (SAM).

Liên quan đến vấn đề này, để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra cũng như duy trì ưu thế trên không của Không quân Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn và thậm chí một số mục đích sẽ không đạt được.

Máy bay tiêm kích của Mỹ F-22 và P-51

Để chống lại mối đe dọa từ hai cường quốc này Mỹ đã cho ra đời “máy bay vàng” F-35 thế hệ thứ 5 nhưng nó không thành công như mong đợi. Liên tục gặp sự cố về động cơ, cấu tạo và cả về hệ thống vũ khí…công thêm chi phí rất lớn nên chương trình này đang đối mặt với nguy cơ phá sản.

Và các chuyên gia cho rằng, để chống lại được các mối đe dọa Mỹ cần tiếp tục sản xuất và hiện đại hóa F-22 Raptor.

F-22 từng vô dụng vì không có đối thủ

Được phát triển trong những năm cuối của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, máy bay tiêm kích đa năng tàng hình siêu thanh của công ty Lockheed/ Boeing F-22 Raptor với trần bay cao có khả năng chống lại các mối đe dọa từ những vũ khí khủng khiếp của Liên Xô.

Tuy nhiên, từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã làm cho chiếc tiêm kích F-22 không còn đối thủ. Xem xét tất cả các trường hợp, nhiều chuyên gia cho rằng máy bay này đã trở nên vô dụng.

Kết quả là trong nhiệm kỳ hai của chính quyền George W. Bush đã đưa ra kế hoạch tạm dừng chương trinh sản cuất các máy chiến đấu F-22.

Trong năm 2008, chính quyền Tổng thống Obama đã chính thức khép lại việc sản xuất máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 này. Tất cả đã có 195 chiếc máy bay tiêm kích F-22 được sản xuất trong số đó 187 sản xuất theo dây chuyền.

Trước đó quyết định tạm dừng sản xuất dựa trên những phân tích các cuộc chiến tương lai và các chuyên gia tin rằng, các cuộc xung đột xảy ra giữa các quốc gia lớn là không thể xảy ra. Họ tin rằng, trong tương lai nếu xảy ra xung đột chỉ là xung đột cục bộ tuy nhiên gần đây xu hướng này đã thay đổi và không còn chính xác.

Vào đầu năm Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ, ông Ashton Carter nói rằng, chúng ta đang chứng kiến sự trở lại của cuộc đua vũ trang giữa các cường quốc quân sự trước đây và mới nổi. Ông Carter cũng nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ sẽ không ngại đối đầu với bất kỳ đối thủ nào.

“Chúng tôi gọi đó là sự chuẩn bị mọi lúc mọi nơi mọi đối thủ bởi chúng tôi đảm bảo được ngân sách của chúng tôi, kế hoạch của chúng tôi, khả năng của chúng tôi và hành động của chúng tôi, quan trọng hơn cần phải cho những đối thủ tiềm năng của chúng tôi biết rằng, nếu họ bắt đầu cuộc chiến thì chúng tôi hoàn toàn đủ tự tin để giành chiến thắng.

Các lực lượng của chúng tôi có thừa khả năng để tham gia trực tiếp vào bất kỳ cuộc xung đột nào và kiềm chế họ để bảo đạm vị trí cường quốc số một của chúng tôi”, ông Carter phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington vào ngày 2/2 năm nay.

“Trong bối cảnh này, Nga và Trung Quốc là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chúng ta. Họ phát triển và tiếp tục phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng riêng của mình và tìm cách vô hiệu hóa lợi thế của chúng tôi trong từng lĩnh vực cụ thể.

Họ đang phát triển vũ khí và các phương pháp chiến tranh nhằm tìm cách để đạt được mục tiêu của họ một cách nhanh chóng nhất, và hy vọng chúng ta sẽ không kịp thời gian để đáp trả”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm.

Lưu ý rằng, ngay cả sau khi sự sụp đổ của Liên Xô, Nga vẫn là một cường quốc có những tiềm năng công nghiệp quốc phòng tốt nhất thế giới mặc dù họ trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng những năm 1990.

Moscow đã nhanh chóng khắc phục những vấn đề nghiêm trọng của quá khứ và thiết lập một hướng đi đúng đặc biệt là quả trình phát triển và đưa công nghệ mới nhất vào các hệ thống vũ khí tiên tiến. Tất nhiên, kết quả họ thu được như hiện nay cũng không quá bất ngờ như Su-35, S-300 và S-400 (S-500 hiện đang được phát triển).

Trong khi đó quốc gia có nền kinh tế đang phát triển là Trung Quốc cũng đã cho phép họ đủ khả năng hiện đại hóa nhanh chóng. Trung Quốc cũng đã mua và sản xuất những máy bay tiêm kích và hệ thống phòng không mới (J-16 và HQ-9).

Như vậy, có thể thấy trong khi Washington không còn chú ý đến những đối thủ cạnh tranh của mình và tập trung vào các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan thì Bắc Kinh và Moscow tăng tốc hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình để đạt được sự cân bằng mọi mặt với Hoa Kỳ.

Ngôi sao sáng để giải quyết vấn đề hiện nay là “Raptor”, chúng đóng vai trò như là bảo hiểm của Không quân Mỹ. Hiện nay các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ khác (không tính đến các máy bay ném bom chiến lược) có nhiệm vụ hoặc khả năng chỉ tham gia vào các cuộc xung đột có cường độ thấp, F-22 là thành phần “ưu tú” tiên phong trong các cuộc chiến chống lại các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của đối phương.

Từ những ngày đầu tiên tiếp nhận “Raptor” vào thành phần của Lực lượng Không quân năm 2002, chúng đã chứng minh sự hoản hảo của máy bay tiêm kích, đặc biệt là trong các cuộc tập trận.

Phi công của F-22 thậm chí có thể đối phó lại những mối đe dọa phức tạp khó lường, chẳng hạn qua mô phỏng chiếm ưu thế được trước Su-35 hoặc thoát khỏi các cuộc tấn công của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 và S-400.

Chí Huy

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/f-22-thang-su-35-thoat-hiem-truoc-s-400-3324163/