Elon Musk muốn đưa chúng ta lên Sao Hỏa, nhưng điều đó có hợp pháp không?

Kế hoạch của Musk đưa hàng ngàn công dân lên sao Hỏa trong thập kỉ tới đặt ra nhiều câu hỏi về tính hợp pháp, chưa nói tới vấn đề pháp lý, những câu hỏi đó sẽ mất một thời gian khá dài để có thể phân loại.

Cuối tuần trước, Elon Musk đã tiết lộ kế hoạch đầy tham vọng của mình nhằm đưa nhân loại trở thành những sinh vật liên hành tinh bằng việc xây dựng một con tàu tốc hành vận chuyển con người và hàng hóa lên sao Hỏa. Có rất nhiều câu hỏi cởi mở về việc dự án này sẽ hoạt động như thế nào về mặt kĩ thuật, và ai sẽ là người đầu tư vào đó. Nhưng có một vấn đề cơ bản cần phải giải quyết trước khi ai cũng có thể đặt chỗ cho chuyến tàu đầu tiên khi nó ra đời: Liệu việc đi đến sao Hỏa có hợp pháp không?

Câu hỏi này đã được gửi tới Joanne Gabrynowicz, giám đốc Viện Quốc tế về Luật không gian. Ông đã trả lời ngắn gọn rằng không có một khuôn khổ pháp lý nào chi phối hầu hết những gì Musk nêu ra trong tầm nhìn của mình. Hiện tại, ngay cả các tỷ phú cũng không có quyền hạn để gửi một robot thăm dò lên sao Hỏa, chưa cần nói đến hàng ngàn người trên Trái Đất.

Tại Mỹ, Cục Hàng không Liên bang (FAA) có thẩm quyền cấp giấy phép cho những gì đi vào quỹ đạo, và cả những gì trở về Trái Đất. Nhưng ngay khi bạn đang ở trong quỹ đạo, hoặc hướng tới một thiên thể nào đó, các quy tắc bắt đầu không còn có nhiều giá trị. “Ở thời điểm hiện tại, không có cơ chế pháp lý nào cho các hoạt động trên quỹ đạo”, Gabrynowicz chia sẻ.

Hiện tại, bất cứ công ty ở Mỹ nào muốn làm một cái gì đó ở trong không gian phải được cấp phép của cơ quan liên bang có thẩm quyền phù hợp, thường là FAA hoặc Bộ Quốc vụ Mỹ. Ví dụ vào tháng trước, công ty Google LunarX-Prize đã xin cấp phép “giấy xác nhận trọng tại phù hợp” cho Moon Express từ FAA để thực hiện dự án đưa robot tự hành đáp xuống bề mặt Mặt Trăng. Về cơ bản, FAA cũng xác định rằng trọng tải sẽ không phải là vấn đề có thể gây ra sự nguy hiểm cho người dân hoặc cho an ninh quốc gia Mỹ, vậy nên dự án Moon Express hoàn toàn có thể tiến hành. Đây là lần đâu tiên một công ty tư nhân ở Mỹ nhận được sự cho phép rõ ràng để đáp xuống một thiên thể ngoài không gian.

Việc phê chuẩn này nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng không gian thương mại, nó như là một tín hiệu cho thấy rằng FAA đã có những cái nhìn thiện cảm hơn về những nỗi lực du hành xuyên không gian. Nhưng FAA đã tuyên bố rõ ràng điều này không đặt ra bất cứ một tiền lệ nào cả. “Các công ty khác hay thậm chí cả Moon Express cũng sẽ phải trải qua những cuộc kiểm tra trọng tải như thế nếu họ muốn làm điều tương tự,” Gabrynowicz nói. “Tất cả mọi thứ sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể”.

Hơn nữa, nhận được một giấy phép trọng tải không có nghĩa với việc được phép tiến hành các hoạt động sau khi đã đáp xuống bề mặt. Nếu bạn muốn đi xung quanh thăm dò bề mặt, khoan lấy mẫu vật, gửi một tín hiện về Trái Đất, hoặc xây dựng một thành phố tự duy trì, bạn sẽ cần một loại giấy phép khác.

Tất cả những gì chúng ta thực sự biết ở thời điểm hiện tại là theo Hiệp ước Không gian bên ngoài năm 1967 (OST), Mỹ chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động của một công ty Mỹ thực hiện ở trên một thiên thể nào đó. Và trong trường hợp của SpaceX dự định xây dựng một khu định cư trên Sao Hỏa, Mỹ cũng sẽ có quyền giám sát và điều tiết mọi thứ một cách cẩn thận. Đặc biệt có một số điều khoản khác được ký kết trong Hiệp ước Không gian bên ngoài như cấm vũ khí hạt nhân trong không gian và các nhiệm vụ quốc gia nên tránh “gây ra sự ô nhiễm có hại cho các thiên thể”, và điều này đã trực tiếp mâu thuẫn với kế hoạch mà Elon Musk vạch ra.

Và cũng đừng quên rằng OST cũng nghiêm cấm bất cứ ai có hành vi chiếm đoạn lãnh thổ trong không gian, điều đó có nghĩa là theo pháp luật hiện hành, những người dân lên sống ở sao Hỏa của SpaceX sẽ là những kẻ xâm chiếm đất hoặc là cướp biển bất hợp pháp. Tuy nhiên, điều đó có thể là những mối lo tối thiểu của họ từ quan điểm bảo hộ pháp lý.

“Sẽ không có câu trả lời hợp pháp nào cho con người cả,” Gabrynowicz cho hay. “Tôi sẽ cần biết về tình trạng của họ: rằng họ du hành như là những nhân viên, những khác du lịch hay là như những phi hành đoàn? Loại hợp đồng nào đang được thương thảo giữa những người này với các công ty đó? Liệu có bất kì sự trao đổi nào của các quỹ hay không? Sẽ là một câu hỏi rất lớn về việc xác định những thỏa thuận trong hợp đồng giữa những cá nhân đó với các công ty là gì.”

Những đạo luật như Đạo luật Phục hưng Không gian Mỹ, đã được gửi tới Quốc hội đầu năm ngoái có thể sẽ bắt đầu lấp đầy những khoảng trống pháp lý xung quanh các hoạt động robot thương mại trong không gian. Nhưng kế hoạch của Musk gửi hàng ngàn công dân lên sao Hỏa trong thập kỉ tới đặt ra nhiều câu hỏi về tính hợp pháp, chưa nói tới vấn đề pháp lý, những câu hỏi đó sẽ mất một thời gian khá dài để có thể phân loại.

Cho tới lúc đó, không giao vũ trụ sẽ giống như miền hoang dã, nơi có thể chính xác là những gì một vị tỷ phú thông minh, đầy tham vọng và tư duy táo bạo luôn cảm thấy bị hấp dẫn về nó.

Tham khảo: Gizmodo.com

Nguồn GenK: http://genk.vn/elon-musk-muon-dua-chung-ta-len-sao-hoa-nhung-dieu-do-co-hop-phap-khong-20160930174007598.chn