Đưa chất độc vào người nếu dùng giấy bạc bọc thực phẩm sai cách

Giấy bạc bọc thực phẩm ngày càng được nhiều người tận dụng khi nướng đồ ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó là thói quen sai lầm gây hại sức khỏe.

Giấy bạc được xem là trợ thụ đắc lực giúp các bà nội trợ chế biến các món nướng, món quay như: gà nướng, cá nướng, chim quay,.. Với nhiều công dụng từ bọc, gói để bảo quản thực phẩm đến chế biến món ăn, giấy bạc đang được nhiều bà nội trợ ưu chuộng. Sản phẩm được bày bán ở hầu hết các siêu thị trên toàn quốc, với giả cả phải chăng, tiện lợi hợp với túi tiền người tiêu dùng.

Cách dùng giấy bạc rất đơn giản, chỉ cần lấy giấy bạc bọc bên ngoài hoặc phủ lên khuôn nướng, thức ăn chín từ từ, chín kỹ mà không bị bay hơi hay mất mùi, không cháy.

Giấy bạc là đồ dùng khá quen thuộc để đựng thức ăn khi nướng. Ảnh minh họa

Giấy bạc là đồ dùng khá quen thuộc để đựng thức ăn khi nướng. Ảnh minh họa

Ngoài ra, các bà nội trợ cũng có thể dùng giấy bạc để lót chảo nướng bánh giúp món bánh nướng giòn và vàng đều hơn mà bánh không bị khô, nứt. Giấy bạc còn dùng để làm mát bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Giấy bạc sẽ giúp ngăn không cho không khí vào, đồ ăn không mất nước, không cho ôxy hóa thâm nhập giữ nguyên mùi vị và không bị đông đá.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích của giấy bạc trong việc nấu nướng thì việc sử dụng giấy bạc không đúng cách, tràn lan không phù hợp với loại thực phẩm... cũng có thể vô tình rước bệnh cho người dùng.

Tiếp xúc với giấy bạc nhiều sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của các tế bào não

Thông tin trên báo VietNamNet, để tìm hiểu rõ hơn về loại giấy bạc được nhiều người sử dụng đựng đồ ăn khi nướng có tác hại như thế nào, Giáo sư Ghada Bassioni, Trưởng Khoa hóa học thuộc Đại học Ain Shams (Ai Cập), và các đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu về việc sử dụng nhôm trong nấu nướng.

Theo nhóm nghiên cứu, nhôm không chỉ được cán mỏng (thường được là "giấy bạc") để dùng mà còn là vật liệu chế tạo đồ dùng nhà bếp như xoong nồi, chảo, thìa dĩa, ... phổ biến nhất ở các nước đang phát triển. Trước đó, đồng cũng từng được sử dụng cho những vai trò này, nhưng theo thời gian, người ta đã thay thế nó bằng nhôm vì ưu điểm rẻ hơn và dễ lau chùi hơn.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đang tiếp xúc và hấp thụ lượng nhôm lớn hơn nhiều so với mức khuyến nghị trên. Nhôm tồn tại trong ngô, pho mát vàng, muối, rau thơm, gia vị và trà. Nó đang được sử dụng để chế tạo đồ dùng nhà bếp cũng như tồn tại trong các dược phẩm như thuốc giảm axit dạ dày và các loại chất chống chảy mồ hôi. Nhôm sulfate cũng đang được dùng như chất chống đóng cặn trong quá trình thanh lọc nước uống.

Nhôm còn tạo ra các hiểm họa sức khỏe khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp thu lượng lớn nhôm có thể gây hại ở một số bệnh nhân mắc bệnh xương hoặc suy thận. Nó cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng của các tế bào não người.

Vì vậy, điều quan trọng là xác định nồng độ nhôm khi nấu nướng. Xoong nồi và các đồ dùng nhà bếp khác có xu hướng bị oxy hóa, tạo nên một lớp trơ ngăn nhôm thẩm thấu vào thức ăn.

Nhất là khi bạn cọ chùi xoong nồi sau khi nấu nướng, lớp trơ đó bị bào mòn và nhôm có thể thâm nhập vào thức ăn của bạn. Song, điều này rất dễ phòng tránh: khi bạn mua xoong nồi mới bằng nhôm, hãy dùng chúng nấu nước sôi nhiều lần cho đến khi đáy nồi trở nên nhờ nhờ do quá trình oxy hóa tự nhiên. Lớp nhờ nhờ này khiến xoong nồi của bạn trông không sáng đẹp, nhưng lại ngăn sự thẩm thấu nhôm vào thức ăn, tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên, dùng giấy bạc bọc thực phẩm trước khi nấu nướng lại là một câu chuyện khác. Giấy bạc là đồ dùng một lần và bạn sẽ không thể tạo ra một lớp trơ trước khi sử dụng nó. Nghiên cứu của giáo sư Bassioni khám phá ra rằng, lượng nhôm thâm nhập vào thức ăn trong quá trình đun nấu thực phẩm bọc trong giấy bạc vượt ngưỡng giới hạn cho phép của WHO.

Ông Bassioni khuyến nghị không nên dùng giấy bạc để nấu nướng. Thay vào đó, mọi người được khuyên dùng đồ đựng bằng thủy tinh và sứ để chuẩn bị các món nướng. Theo ông Bassioni, việc gói thức ăn lạnh trong giấy bạc là an toàn, nhưng không nên trong thời gian dài vì thực phẩm có hạn dùng và nhôm trong giấy bạc sẽ bắt đầu rò rỉ vào thức ăn, phụ thuộc vào các thành phần của chúng, chẳng hạn như gia vị.

Rối loạn chức năng tiêu hóa

Thông tin thêm về tác hại cảu giấy bạc đựng đồ ăn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - cán bộ Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết trên Zing News, nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm phản ứng hóa học lại càng dễ xảy ra, hình thành chất hỗn hợp nhôm.

Dùng giấy bạc bọc thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại. Ảnh minh họa

Vi lượng nhôm sẽ hòa tan vào thức ăn, sau đó xâm nhập vào bên trong cơ thể con người dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến trí não.

Đặc biệt, chúng có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan, tỳ, thận...Do đó, PGS Thịnh khuyến cáo chị em không nên dùng lá nhôm bọc thực phẩm trong lò vi sóng hoặc nướng.

Bên cạnh đó, chị em cũng không nên dùng lá nhôm lưu trữ thực phẩm giàu axit như trái cây có vị chua, món ăn có dấm… Bởi axit có thể ăn mòn nhôm, khiến thức ăn có vị kim loại, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

An Dương (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/giay-bac-boc-thuc-pham-se-bien-thanh-chat-doc-hai-neu-su-dung-sai-cach-d103474.html