Dự thảo lao động nữ nuôi con nhỏ không được nghỉ 60 phút/ngày là không phù hợp!

Lao động (LĐ) nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có thể sẽ không được nghỉ 60 phút/ngày nếu Luật Lao động sửa đổi, bổ sung được thông qua.

Thiệt cả mẹ lẫn con

Cách cơ quan khoảng 10km, nhưng trưa nào chị Nguyễn Thị Nga- nhân viên kế toán 1 doanh nghiệp ở quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cũng tranh thủ thời gian 1 tiếng được nghỉ theo chế độ và thời gian nghỉ trưa về nhà cho con bú. Nay nghe tin, có thể quãng thời gian hiếm hoi đó dành cho con sẽ không còn, chị Nga rất lo lắng.

Phần lớn LĐ đều mong muốn giữ chế độ nghỉ 60 phút/ngày khi nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.

Phần lớn LĐ đều mong muốn giữ chế độ nghỉ 60 phút/ngày khi nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.

“Con tôi mới 7 tháng tuổi, không chịu ăn sữa ngoài, trông chờ hoàn toàn vào sữa mẹ. Tôi nhờ bố mẹ trông con giúp, trưa về nhà không chỉ cho con bú mà còn tranh thủ trông con cho ông bà nghỉ trưa. Nếu tới đây, thời gian nghỉ chăm con nhỏ 60 phút/ngày không còn thì quả thật tôi rất khó khăn, chưa biết sẽ chăm lo cho con như thế nào”, chị Nga tâm sự.

Còn chị Nguyễn Thị Hạnh – công nhân đang làm việc tại Khu Công nghiệp Thăng Long cho biết: “Nếu bỏ quy định này đi không chỉ bọn em sẽ vất vả hơn mà con em cũng rất thiệt thòi. Hiện nay, nhiều chị em ở xa nhà, thời gian nghỉ sẽ tranh thủ vắt sữa để trữ sữa cho con, sau đó tùy từng người hoặc là xin đến muộn hoặc xin nghỉ sớm để về chăm con. Nay, nếu không áp dụng quy định, con em sẽ là người thiệt thòi đầu tiên”.

Sẽ cân nhắc kỹ các yếu tố ảnh hưởng

Theo Bộ LĐTBXH, thì hiện Dự thảo sửa đổi Luật Lao động đang trong quá trình lấy ý kiến. Các nội dung, điều khoản dự kiến sửa đổi Luật đã được đăng trên trang thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ LĐTBXH để lấy ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, người dân...

Lãnh đạo Bộ LĐTBXH cũng cho biết, việc điều chỉnh điều khoản này có liên quan đến quyền bú sữa mẹ của trẻ em bởi trẻ em dưới 36 tháng tuổi có quyền bú sữa mẹ, được chăm sóc đầy đủ để có sức đề kháng tốt hơn.

Bày tỏ quan điểm về việc này, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan chia sẻ: Dưới góc độ quản lý ngành, Bộ LĐTBXH vừa là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, nhưng cũng quản lý nhà nước về lĩnh vực bình đẳng giới và chăm sóc bảo vệ trẻ em.

Vì vậy, việc cho con bú dưới 12 tháng tuổi ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe đầu đời cho trẻ em, đảm bảo phát triển toàn diện cho trẻ em nên cần được tính toán và cân nhắc kỹ các lợi ích.

Trao đổi về quan điểm đang gây tranh cãi và phản ứng nhiều chiều từ dư luận, ông Hà Đình Bốn- Vụ trưởng Pháp chế Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, với vai trò Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án sửa đổi Luật, ông Bốn cho rằng nên giữ như quy định của Luật hiện nay bởi đây là quy định nhân văn - LĐ nữ có thiên chức làm vợ, làm mẹ và chăm sóc gia đình.

Tuy nhiên, ông Bốn cũng cho biết, từ góc độ ý kiến của chủ sử dụng LĐ, giới chủ luôn mong muốn tiết kiệm chi phí, càng nhiều càng tốt để tăng tích lũy cũng như lợi nhuận, mở rộng sản xuất; còn NLĐ thì mong muốn chế độ ngày càng được cao và được ưu đãi nhiều. Dự thảo Luật đưa vào sửa đổi trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ doanh nghiệp.

Thực tế, thời gian qua, tổng kết hơn 3 năm thi hành Luật Lao động, rất nhiều doanh nghiệp đề nghị bỏ quy định trên vì LĐ nữ đã được nghỉ thai sản 6 tháng. Nếu tiếp tục áp dụng quy định trên sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất, gánh nặng cho doanh nghiệp. Nếu có quá nhiều quyền lợi cho LĐ nữ khi thai sản thì doanh nghiệp khó bố trí kế hoạch sản xuất, đặc biệt là những những doanh nghiệp sử dụng nhiều LĐ nữ như dệt may, da giầy...

Lãnh đạo Bộ LĐTBXH cũng cho biết, việc điều chỉnh điều khoản này có liên quan đến quyền bú sữa mẹ của trẻ em bởi trẻ em dưới 36 tháng tuổi có quyền bú sữa mẹ, được chăm sóc đầy đủ để có sức đề kháng tốt hơn.

Bày tỏ quan điểm về việc này, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan chia sẻ: Dưới góc độ quản lý ngành, Bộ LĐTBXH vừa là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, nhưng cũng quản lý nhà nước về lĩnh vực bình đẳng giới và chăm sóc bảo vệ trẻ em.

Vì vậy, việc cho con bú dưới 12 tháng tuổi ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe đầu đời cho trẻ em, đảm bảo phát triển toàn diện cho trẻ em nên cần được tính toán và cân nhắc kỹ các lợi ích.

“Đây mới chỉ một trong những phương án đưa ra trong dự thảo Luật để xin ý kiến, chưa phải là phương án cuối cùng mà Bộ LĐTBXH trình lên Quốc hội. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ sẽ cân đối nghĩa vụ, quyền lợi của các bên nhưng dù như thế nào cũng phải đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho NLĐ”, bà Lan khẳng định.

Đồng thuận với quan điểm này, ông Bùi Sĩ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: “Việc bỏ hay không bỏ quy định này cần được tính toán kỹ của các cơ quan chuyên môn, các cơ quan nghiên cứu của Bộ Y tế trong việc xem có ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 1 năm không?”

Bảo Duy

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/du-thao-lao-dong-nu-nuoi-con-nho-khong-duoc-nghi-60-phutngay-la-khong-phu-hop-47746.html