Dự đoán triển vọng Việt Nam mua sắm vũ khí phương Tây (2)

Việt Nam hiện tại đã có những hợp tác mua sắm trang bị vũ khí trước hết là với Mỹ, Israel.

Tín hiệu vui với Mỹ

Để đáp ứng ít nhất là một số yêu cầu hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, Việt Nam được đánh giá là đang hướng tới Mỹ. Vào năm 2015, sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận và bán một số trang bị hải, một thỏa thuận trị giá 18 triệu USD cung cấp 6 tàu tuần tra Metal Shark cho Cảnh sát biển Việt Nam (Vietnam Coast Guard – VCG) đã được thực hiện. Và vào tháng 5/2017, các tàu đã được bàn giao cho Việt Nam.

 Tàu tuần tra CSB 8020 mà Mỹ mới chuyển giao cho Việt Nam. Nguồn ảnh: dvidshub.net

Tàu tuần tra CSB 8020 mà Mỹ mới chuyển giao cho Việt Nam. Nguồn ảnh: dvidshub.net

Đặc biệt, trong tháng 5 vừa qua, CSB Việt Nam đã nhận được một tàu tuần tra lớp Hamilton của Mỹ có lượng giãn nước tới 3.200 tấn. Ngoài ra, Việt Nam đang quan tâm mua lại các tàu tuần tra lớp Island, máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion, và hệ thống radar bờ biển Raytheon. Nguồn vốn để tài trợ cho các khoản mua này có thể là khoản viện trợ tài chính quân sự nước ngoài của Mỹ cho Việt Nam, vốn đã được mở rộng từ 500 nghìn USD trong năm 2009 lên đến 10 triệu USD vào năm 2015.

Nhiều khoản viện trợ quân sự là một trong những cam kết của Mỹ đối với việc phát triển mối quan hệ chiến lược đối với Việt Nam, khi Washington đang tìm cảnh gia tăng ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một quan chức chính phủ Mỹ cho biết, "cả hai nước đã nỗ lực để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mà quân đội hai nước quan tâm". Ông cũng phác thảo các nỗ lực mà cả hai nước quan tâm và tăng cường là tăng cường hợp tác an ninh, an toàn hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, hỗ trợ Việt Nam trong các công tác gìn giữ hòa bình của LHQ.

Máy bay tuần tra - chống ngầm P-3C Orion - một trong những ứng viên vũ khí phương Tây sáng giá cho QĐND Việt Nam. Nguồn ảnh: Airlines.net

Ở cấp độ của ngành công nghiệp quân sự, các công ty tập đoàn vũ khí lớn của Mỹ như Lockheed Martin, Sikorsky và Boeing đang quan sát và theo dõi chặt chẽ Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ động thái nào của chính phủ để phát triển mối quan hệ an ninh thông qua việc bán các trang bị vũ khí. Trong năm 2015, các lãnh đạo cấp cao của Boeing và Lockheed Martin đã gặp riêng các quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam để thảo luận về thương mại quốc phòng.

Phía Boeing đã không đưa ra bình luận nào về sự phát triển mới với Việt Nam, nhưng cho biết, "chúng tôi tin rằng, Boeing có khả năng trong lĩnh vực hàng không và có thể đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của quân đội Việt Nam. Trong khi đó, giám đốc hãng trực thăng Sikorsky cũng nhận xét rằng, "chắc chắn là một thị trường thú vị cho chúng tôi" và rằng "công ty đang tích cực tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam".

Mời độc giả xem clip máy bay săn ngầm P-3C Orion:

Phần còn lại thì sao?

Cơ hội cho các nhà thầu quốc phòng cạnh tranh tại thị trường mới nổi là vì Hà Nội muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp, và một phần của chiến lược được phác thảo trong Sách trắng quốc phòng Việt Nam được công bố năm 2009.

Theo các thống kê, cho đến nay các giao dịch quốc phòng theo hợp đồng thì Nga vẫn chiếm 80% thị phần tại Việt Nam. Nhận thức được việc Việt Nam đang định hướng đa dạng hóa nguồn cung, các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Nga muốn tăng cường và giữ vững vai trò vị trí của Nga tại Việt Nam thông qua các mối quan hệ trong ngành và nỗ lực thay đổi tình trạng đối tác trong mua sắm chứ không phải là mối quan hệ giữa người mua và bán truyền thống.

Trực thăng đa năng AW189 Việt Nam nhập khẩu từ hãng Leonardo của Italy. Ngoài ra, Việt Nam đã mua nhiều dòng trực thăng của hãng Airbus Helicopter dùng cho nhiệm vụ vận tải, phục vụ dịch vụ dầu khí, cứu hộ cứu nạn... Nguồn ảnh: vnhs

Châu Âu hiện là kình địch lớn của Nga tại Việt Nam. Điều này phản ánh những lợi ích đáng kể của Airbus cũng như các liên kết truyền thống của Việt Nam với các nguồn cung cấp vũ khí từ Đông Âu, nơi đã cung cấp các thiết bị phụ tùng cho các trang bị vũ khí có nguồn gốc Liên Xô/Nga.

Các đối tác thương mại quốc phòng khác là Canada, Israel và một số quốc gia Tây Âu, đặc biệt là Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha. Vương quốc Anh, một nước xuất khẩu vũ khí lớn cho khu vực, hiện vẫn chưa tiến hành bất cứ giao dịch nào với Việt Nam, nhưng họ có vị trí thuận lợi nhờ có các mối quan hệ quốc phòng mạnh hơn trong vài năm qua.

BAE Systems cho biết, mặc dù họ đã xác định được cơ hội tại Việt Nam, nhưng hiện tại họ không đấu thầu bất kỳ hợp đồng nào ở Việt Nam. Một phát ngôn viên của BAE Systems cho biết thêm: "BAE Systems đang theo dõi thị trường Việt Nam, và công ty này có cơ hội về an ninh mạng và hợp tác với các nhà máy đóng tàu trong nước để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ hàng hải của Việt Nam”.

Trong khi đó, Airbus coi Việt Nam là một khách hàng có giá trị. Một quan chức của Airbus cho biết: "Chúng tôi tin rằng các phưng tiện vận tải biển, tuần tra hàng hải và máy bay chiến đấu của chúng tôi đều là mối quan tâm của các quốc gia khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam".

Một nhà nhà cung cấp vũ khí lớn khác của châu Âu là Leonardo cũng đã nhìn thấy các cơ hội và tiềm năng ở thị trường Việt Nam, đặc biệt trong phân khúc trực thăng hải quân/hàng hải. Người phát ngôn của công ty cho biết: "Việt Nam rất thú vị". Ông cũng nêu bật các máy bay của Leonardo có thể đáp ứng được các yêu cầu của Việt Nam, như máy bay trực thăng AW109 và AW139, trong khi máy bay trực thăng vận tải hạng trung AW149 có thể là một sự thay thế cho UH-1 của Việt Nam. Phát ngôn viên của Leonardo còn cho biết về các tiềm năng khác còn có cơ hội là các trang bị cho tuần tra, hệ thống giám sát, thiết bị và hệ thống các thiết bị hải quân, và các hệ thống không gian.

Một số nhà cung cấp khác có quan hệ gần gũi với Việt Nam bao gồm Belarus, Hàn Quốc và Ukraine, họ đều có tất cả các cơ hội giống Nga, Hoa Kỳ và các nước châu Âu, đều là các đối tác tiềm năng đối với Việt Nam thông qua các thỏa thuận hợp tác quốc phòng.

Khi các nhà cung cấp vũ khí đang tìm cách xâm nhập hoặc củng cố vai trò vị trí tại thị trường quốc phòng Việt Nam, thì tầm quan trọng của các hợp tác công nghiệp quốc phòng được coi là con đường chính dẫn đến thị trường cũng gia tăng. Khung pháp lý cho chiến lược này đã được đưa ra vào năm 2014, nhằm tạo điều kiện cho các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài hợp tác với các đối tác trong nước. Điều đó càng được củng cố hơn nữa bởi các động thái của chính phủ nhằm nâng cao năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước phát triển.

Nhấn mạnh vào mục đích đa dạng hóa nguồn cung cấp trang bị vũ khí, từ năm 2010, Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận với một danh sách dài các nhà cung cấp tiềm năng, bao gồm Australia, Brazil, Bulgaria, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Israel, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ukraine, Vương quốc Anh và Mỹ.

Trung Nghĩa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/du-doan-trien-vong-viet-nam-mua-sam-vu-khi-phuong-tay-2-903923.html