Đón đọc Đại Đoàn Kết số 273 ra ngày 29-9-2012

(Nhấn F5 tiếp tục cập nhật)

* Bán đảo Bình Ba thuộc xã đảo Cam Bình, TP. Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Người dân xã đảo cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất của họ là tuy ở giữa bốn bề mênh mông nước nhưng lại luôn "khát” nước ngọt. Thực tế thì nhiều năm qua, nơi đây khi mùa mưa đến luôn được coi là cơ hội vàng, người dân tìm mọi cách để hứng nước mưa và xây những bể lớn để chứa nước dùng cho cả năm. Nhưng cách làm đó không thể đáp ứng được nhu cầu mỗi ngày một tăng lên về nước sinh hoạt hàng ngày của người dân. Một dự án nước ngọt ra đảo để giải cơn khát cho hơn 5.000 nhân khẩu thuộc 2 xã đảo Cam Bình và Bình Hưng vẫn đang là niềm mơ ước. Đó cũng là vấn đề được phóng viên Đình Thi phản ánh trong bài viết: Xã đảo ngửa mặt cầu mưa trong chuyên mục Vì màu xanh cuộc sống đăng tải ở trang Trên địa bàn dân cư số ra ngày mai.

* Phác đồ trị bệnh cho hệ thống ngân hàng sẽ như thế nào? là vấn đề không chỉ đặc biệt thu hút sự quan tâm của người dân mà còn là vấn đề khiến các nhà quản lý và các chuyên gia kinh tế đau đầu. Đại diện Ngân hàng Châu Á đưa ra khuyến cáo: Chính phủ Việt Nam cần sớm tạo một sân chơi bình đẳng cho các dịch vụ tín dụng, đồng thời cần sớm phải chuyển đổi theo cơ chế thị trường. Tăng cường năng lực giám sát của NHNN để ngăn chặn tín dụng xấu, tăng cường bảo vệ khách hàng nếu Việt Nam muốn phát triển một nền tài chính vững mạnh. Mời độc giả đón đọc bài viết của của tác giả Thúy Hằng trên trang nhất số ra ngày mai.

* Trong 10 năm trở lại đây lượng kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam có thể so sánh tương đương với vốn ODA hằng năm. Đó là thông tin được đưa ra trong bài Doanh nhân kiều bào vì tương lai đất nước. Tuy nhiên cần có nhiều chính sách ưu đãi để phát huy nguồn lực của doanh nhân kiều bào. Trong bài viết trên trang Thời sự (trang 3), tác giả Quốc Định sẽ phân tích kỹ về vấn đề này.

* Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế thì rủi ro trong kinh doanh càng cao, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã rơi vào cảnh khốn đốn do "sập bẫy” hợp đồng xuất nhập khẩu… Vậy cụ thể vấn đề này như nào, trang Kinh tế - Xã hội số ra ngày mai PV Thanh Giang có bài Nguy cơ "sập bẫy” hợp đồng xuất nhập khẩu.

* Những hệ lụy từ việc thành lập trường ĐH quá nhanh, nở rộ như nấm sau mưa trong thời gian qua đã phát sinh sự "loãng” thương hiệu, phai dần giá trị của tấm bằng ĐH. Riêng đối với hệ thống các trường ĐH ngoài công lập, mùa tuyển sinh năm nay thực sự lao đao, nhiều trường ĐH ngoài công lập đã lên tiếng đóng cửa ngành, một số trường tìm đủ cách chiêu sinh, xé rào quy chế nhằm với vát chỉ tiêu để tồn tại… Tuyển sinh ĐH ngoài công lập: Lao đao vì hệ lụy mở ngành tràn lan – Bài viết trên trang Khoa học – Giáo dục số ra ngày mai.

Và nhiều bài viết hấp dẫn ở các chuyên mục khác… mời các bạn đón xem.

(Nhấn F5 tiếp tục cập nhật)

ĐĐK

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=55853&menu=1479&style=1