Đối thoại với tù nhân IS tại nhà tù bí mật Kurdish

Phía Bắc Iraq – Đối với Abdelrahman al-Azy nhiệm vụ hết sức tàn bạo tuy nhiên những lí do được đưa ra lại vô cùng đơn giản. Là một thành viên của Nhà nước hồi giáo tự xưng IS, anh ta phải tuân thủ sự chỉ đạo từ đô đốc hoặc chỉ huy địa phương của mình. Mệnh lệnh là: giúp đỡ trong việc giết chết một người đàn ông một cách máu lạnh.

Theo như chỉ thị, al-Azy cầm đầu một nhóm binh sĩ đến nhà của một thành viên SWAT, một đơn vị tinh nhuệ Chống khủng bố của Iraqi.

Người đàn ông 23 tuổi ngồi trên xe là đồng phạm bước ra khỏi xe, và sau đó bắn chết nạn nhân.

Ngay lúc đó, al-Azy cảm thấy tự hào về việc giết người, nhưng giờ đây khi ngồi với chiếc còng tay, anh nói với CNN rằng anh cảm thấy hối tiếc về hành động của mình và tin rằng chúng là sai trái.

Al-Azy là một trong ba người đàn ông đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN từ bên trong nhà tù Kurdish, một nhà tù được vận hành tại một địa điểm bí mật ở miền Bắc Iraq.

Đây là cuộc tiếp cận chưa từng có với một nhóm người đã thừa nhận vai trò của mình trong cuộc tấn công của tổ chức IS vào thành phố Kirkuk của Irad hồi tháng 10.

Cuộc công kích theo kiểu biệt động bao gồm hàng trăm máy bay công kích, ít nhất 2 kẻ đánh bom liều chết và quân đội địa phương. Nó khiến cho 96 người chết và được coi như một sự đánh lạc hướng khỏi cuộc chiến chiếm lại Mosul, thành trì của IS tại Iraq

Từng người trong số ba người đàn ông mà CNN đã phỏng vấn giữ những vai trò rất khác nhau và giữ những chức vụ khác nhau trong tổ chức khủng bố. Cùng nhau, những câu chuyện của họ đã vẽ nên bức tranh về cách tổ chức hoạt động ở cấp địa phương khi tổ chức đấu tranh cho sự sống còn của mình.

Cả ba người đàn ông đồng ý phỏng vấn với CNN và họ không hề bị ép buộc bởi quan chức vận hành nhà tù Kurdish. Mỗi người vẫn đang bị điều tra vì tội của họ.

Laith Ahmed - Binh sĩ

Laith Ahmed - Binh sĩ. Ảnh CNN

Laith Ahmed đang làm việc thợ mộc khi IS nắm quyền kiểm soát ngôi làng của mình gần thành phố của người Sunni ở Hawija vào mùa hè năm 2014. Ba ngày sau đó, một người đàn ông tìm đến anh ta và hứa hẹn về một khoản lương nếu anh ta gia nhập nhà nước Hồi giáo. Do đói nghèo và mũ chữ, Ahmed nói rằng anh ta đồng ý gia nhập mà không hiểu về những hậu quả từ quyết định của mình.

“Tôi đã mắc sai lầm. Tôi không biết cách đọc hay viết. Tất cả những việc tôi làm đều là sai trái.” Ahmed nói không ngừng động đậy những ngón tay đầy lo lắng.

Anh ta 26 tuổi với bờ vai rộng, râu tóc dài. Đôi mắt của anh nổi bật với màu xanh lá cây và có những vết sẹo trên trán và mũi. Theo nhiều cách, anh ta là hình mẫu lính bộ lí tưởng của quân đội IS: dễ phục tùng, thất học, xuất thân từ mảnh đất của chủ nghĩa cực đoan Sunni.

“Tôi thề là họ đã lừa chúng tôi. Tôi không biết gì cả.” Ahmed nói, “Họ dẫn chúng tôi đi bộ tới Kirkuk và đưa cho chúng tôi những khẩu AK. Họ đặt chúng tôi vào những vị trí cụ thể và rời đi.”

Chính quyền Kurdish nói với chúng tôi rằng người đàn ông 26 tuổi là một “inghamisi”, nghĩa là người lính cảm tử, và cầm đầu một nhóm năm người ám sát ở Kirkuk. Ahmed nói với chúng tôi anh ta không hay biết rằng mình là một “inghamisi”.

Camera của CNN thu được rằng Ahmaed từng tham gia vào một cuộc đấu súng trước khi bị bắn vào chân và buộc phải bò đến nơi an toàn. Sau đó, một nhóm người dân địa phương đã tức giận bắt và khống chế anh ta trước khi lực lượng an ninh của Kurdish đến và bỏ tù anh ta.

“Tôi hi vọng điều này sẽ sớm qua đi. Tôi không biết số phận của tôi sẽ như thế nào.” Ahmed nói, “Nhưng tôi sẽ ra hầu tòa và hi vọng ngày nào đó có thể đoàn tụ với vợ con.”

Akram Ahmed - Trinh sát

Akram Ahmed - Trinh sát. Ảnh: CNN

Akram Ahmed, 20 tuổi, đang làm việc trong của hàng sửa chữa điện thoại thì một người đàn ông mà anh biết là phần tử IS đến đề nghị anh ta một công việc. Anh thừa nhận đã say mê lý tưởng một quốc gia được cai trị bởi đạo Hồi.

“Khalifa đã thuyết phục chúng tôi bằng tôn giáo. Tôi là một sinh viên luật Sharia ở Đại học. Vì vậy những lý tưởng này đã thuyết phục được tôi.” Ahmed giải thích.

Sinh viên đại học được yêu cầu làm trinh thám và giám sát trước những cuộc tấn công Kirkuk. Anh ta dùng điện thoại di động của mình để quay phim chính quyền và tòa nhà an ninh và tìm những điểm yếu để quân đội IS có thể xâm nhập vào thành phố.

Nhiều nơi do Ahmed chụp lại đã thực sự bị tấn công bởi IS tháng trước khi chính quyền Kurdish thông báo quân đội sắp chiếm đóng thành phố.

“Tôi chịu trách nhiệm cho tất cả những gì đã xảy ra. Tất cả đều là lỗi của tôi,” Ahmed nói khi môi anh run lên vì xúc động, "Tôi luôn luôn nghĩ về nó. Tôi đã từng có bạn bè trong các lực lượng an ninh Iraq."

Ahmed nói trong thời gian đó anh đã không hiểu được sự kinh khủng của cuộc sống dưới trướng IS và tránh xa việc chặt đầu, nô lệ, tra tấn và những nhóm cảm tử trong những video mà IS đã tuyên truyền. Bây giờ, anh ta hối hận sâu sắc về những hành động sẽ theo suốt phần đời còn lại của mình.

“Tôi hi vọng một ngày nào đó cộng động của mình vẫn còn chỗ cho tôi. Nếu giờ tôi đi ngoài đường mọi người sẽ nói rằng tôi đã giết con cái họ. Nếu tôi đến những nhà thờ Hồi giáo họ sẽ nói hắn ta đã giết con cái của tôi. Nếu tôi kết hôn, họ sẽ nói hắn ta đã giết con cái của chúng tôi.” Ahmed nói.

al-Azy - Người phụ trách tài chính

al-Azy - Người phụ trách tài chính. Ảnh: CNN

Một năm trước, al-Azy đã thề trung thành với tổ chức li khai tự xưng của IS Abu Bakr al-Baghdadi qua điện thoại của mình. Là một công dân của Kurdish thành phố của Kirkuk, anh gia nhập quân nằm vùng và có trách nhiệm trả lương cho binh sĩ và gia đình của họ.

Al-Azy nói rằng mình đã làm 1 năm dưới trướng IS trước khi bị bắt. Ông cho biết mình tham gia tổ chức một cách thuần khiết và vẫn tự coi mình là một người sùng đạo.

“Tôi là một người có đức tin. Tôi tin vào Khalifa và tôi tin quốc gia Hồi giáo.” al-Azy nói từ trong tù, “Họ nói rằng lời thề với “người kế tục” là từ nhà tiên tri và những người không thề thì không phải người theo đạo Hồi. Tôi đã bị thuyết phục bởi điều này.”

Khi CNN hỏi anh ta về những điều anh ta đã cho rằng cần phải làm với những người không theo đạo Hồi, al-Azy nói, “Nếu như ở quá khứ thì tôi tin là những người không theo đạo Hồi nên bị giết.”

Nhưng bây giờ anh nói rằng anh ta đã bị lừa và không muốn làm bất cứ điều gì cho tổ chức mà ông ta đã từng giết người mà không có thắc mắc gì.

“Tôi không tin vào Khalifa nữa. Tất nhiên tôi là một người theo đạo Hồi và tôi vẫn sẽ cầu nguyện. Không có gì thay đổi được đức tin của tôi. Nhưng nói về nhà nước Hồi giáo, tôi không dính dáng gì với họ.” al-Azy nói.

Những câu chuyện của ba người đàn ông đã chứng minh IS vẫn là một tổ chức có khả năng phục hồi, với khả năng công kích sâu, thường ẩn giấu và hỗ trợ trên mọi mặt trận, ngay cả khi lực lượng Iraq đẩy sâu hơn vào Mosul. Nhưng khi Mỹ dẫn đầu của liên hiệp 62 quốc gia đe dọa tiêu diệt nhóm khủng bố, al-Azy tin rằng Nhà nước Hồi giáo tự xưng vẫn sẽ tồn tại.

“Ở Iraq, họ (IS) vẫn sẽ sống sót bởi có rất nhiều phần tử.” al-Azy nói “Chỉ nhìn riêng Kirkuk. Ở đây có rất phần tử. Theo tôi ngay cả khi họ mất Mosul họ vẫn tồn tại ở Iraq.”

IS bắt đầu hoạt động vào năm 2004 từ một nhóm phần tử al Qaeda tại Iraq, trước khi nhóm này tách ra thành tổ chức riêng biệt có tên là IS 2 năm sau đó. IS là đồng minh và có nhiều điểm tương đồng với tổ chức al Qaeda của Osama bin Laden: cả hai đều chiến đấu chống quân đội của các quốc gia phía Tây nhằm phát triển một quốc gia Hồi giáo.

Nhưng IS – Không giống như al Qaeda, tổ chức đã tan rã vào hồi đầu năm 2014 – đã chứng minh tổ chức của mình tàn bạo hơn và kiểm soát lãnh thổ đã chiếm được.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Link nguồn: http://edition.cnn.com

Diệu Quyên (Theo CNN)

Tinhnhanhonline.com

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/doi-thoai-voi-tu-nhan-is-tai-nha-tu-bi-mat-kurdish-a171144.html