Đối phương không có cơ hội sống trước X-32

Báo Military Russia ngày 24/8 dẫn nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga khẳng định, tên lửa X-32 đang bước vào giai đoạn hoàn thành và đã sẵn sàng trực chiến.

Tổng biên tập của Military Russia, nhà báo Dmitry Kornev cho biết: Tên lửa hành trình mới được thiết kế chủ yếu để phá hủy tàu chiến, radar, cầu, đường, chiến xa, nhà máy phát điện và căn cứ quân sự của kẻ thù.

"Sau khi Tu-22M3 bay lên lới tầng bình lưu, nó sẽ bay ngang, sau đó nó sẽ bất ngờ bổ nhào đến mục tiêu. Kể từ khi X-32 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar, tính chính xác của nó trở nên rất cao, không còn phụ thuộc vào dữ liệu GPS/GLONASS", mitry Kornev tiết lộ.

Máy bay Tu-22M3 với 2 đạn tên lửa X-32.

Vị tổng biên tập này tiết lộ thêm, tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 1.000 km, vận tốc vũ khí không dưới 5.000 km/h. Kết hợp với tốc độ bay, tính cơ động giúp nó hầu như làm bất lực mọi hệ thống phòng thủ và máy bay địch.

Nói thêm về sức mạnh của X-32, trang Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov cho biết, chỉ với X-22 - phiên bản trước của X-32, phương Tây đã không thể chống đỡ nổi, và một khi phiên bản X-32 đi vào trực chiến sẽ không cho đối phương bất kỳ cơ hội sống nào nếu tên lửa này phát động tấn công.

Hiện nay nhiều thông tin về X-32 đang được Nga bảo mật, tuy nhiên theo giới thiệu của Thứ trưởng Yuri Borisov, mỗi máy bay Tu-22M3 Backfire-C hiện có thể mang cùng lúc ba tên lửa X-22 và X-32.

Được biết, X-22 và X-32 có kích cỡ tương đương nhau với chiều dài trên 10m và nặng tới 5,8 tấn. Tên lửa được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu lỏng Isayev dùng nhiên liệu hydrazine và IRFNA giúp quả đạn bay với tốc độ gần gấp 2 lần vận tốc âm thanh và đạt tầm bay tới 600km.

X-22 thiết kế với 2 chế độ tấn công ở 2 độ cao khác nhau gồm: Chế độ độ cao lớn, sau khi phóng thì quả đạn đạt tới trần bay 27km rồi bổ nhào xuống mục tiêu với tốc độ lớn, ở pha cuối (giai đoạn tiếp cận mục tiêu) thì tốc độ của Kh-22 gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 3,4).

Chế độ độ cao thấp, sau khi phóng thì quả đạn đạt tới trần bay 12km và bổ nhào xuống mục tiêu với vận tốc Mach 1,2 tại pha cuối. Hệ thống dẫn đường tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối (tự quét, tìm và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ máy bay phóng).

X-22 lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng tới 1 tấn (hoặc đầu đạn hạt nhân công suất 350 Kiloton) cho phép tấn công đánh chìm các mục tiêu cỡ lớn. Theo tính toán qua các lần bắn thử nghiệm, với đầu đạn của đầu đạn X-22, tên lửa này có thể đánh chìm tàu sân bay cỡ lớn chỉ với 1 phát bắn.

Với khả năng của X-22, một khi Nga đồng loạt phát động tấn công thì cơ hội sống sót cho tàu sân bay nào của Mỹ là gần như không có. Và đây chính là lý do khiến Mỹ luôn cảm thấy bất an mỗi khi Tu-22M3 mang tên lửa X-22 để thực hiện nhiệm vụ nào đó.

Clip máy bay Tu-22M3 hủy diệt mục tiêu bằng tên lửa X-32

Thùy Dung

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/doi-phuong-khong-co-co-hoi-song-truoc-x-32-3317190/