Độc đáo lễ mừng nhà mới của người Tày

Người Tày ở Định Hóa (Thái Nguyên) trở thành dân tộc thứ 6 sau người Mường, Thái, Khơ Mú, Ê Đê, Khmer về sinh hoạt thường xuyên ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Nhân dịp này, bà con đã cùng nhau tổ chức lễ mừng nhà mới.

Người Tày ở Định Hóa (Thái Nguyên) trở thành dân tộc thứ 6 sau người Mường, Thái, Khơ Mú, Ê Đê, Khmer về sinh hoạt thường xuyên ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Nhân dịp này, bà con đã cùng nhau tổ chức lễ mừng nhà mới.

Làm lễ thông báo với tổ tiên.

Nghi thức viết sớ.

Đồ cúng không thể thiếu là chiếc thủ lợn cùng cái đuôi cắm ở miệng với ý nghĩa làm việc gì cũng có đầu đuôi, trọn vẹn.

Theo Nghệ nhân Ưu tú Lưu Xuân Lai, người Tày cũng như các dân tộc khác, để làm một ngôi nhà mất rất nhiều công sức nên bà con thường tổ chức vào nhà mới rất trang trọng. Trước hết, phải xem ngày, xem tháng, xem hướng để đặt bàn thờ cũng như các công việc khác. Sau đó, ngôi nhà sàn được dựng lên là kết tinh của tình đoàn kết anh em, láng giềng. Mỗi người phụ giúp một tay để hoàn thành ngôi nhà. Bởi thế, lễ mừng nhà mới vừa là cảm ơn họ hàng, làng xóm, vừa để báo cáo với tổ tiên về việc con cháu đã dựng được nhà cửa đàng hoàng.

Đến nay, người Tày ở Định Hóa vẫn giữ được phong tục tập quán dựng nhà sàn, ở nhà sàn.

Chị em đồ xôi để làm chuẩn bị làm lễ.

Trong lúc chuẩn bị lễ, các nghệ nhân ở dưới nhà hát then chào đón khách.

Dán bùa trấn những tinh mộc sống lâu năm trong thân cây gỗ.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/van-hoa/doc-dao-le-mung-nha-moi-cua-nguoi-tay-696227.html