Độc đáo 'bảo tàng chiến tranh' một người cha để lại cho con cháu

Suốt gần 30 năm qua, ông Hoan miệt mài đi khắp nơi tìm kiếm, sưu tầm lại những kỷ vật thời chiến tranh để thỏa mãn niềm đam mê và dành tặng cho con cháu của mình.

Từ gần 30 năm qua, ông Võ Văn Hoan (SN 1950, trú xóm 8, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đã miệt mài đi khắp nơi tìm kiếm, sưu tầm các kỷ vật chiến tranh về lưu giữ trong nhà với mong muốn con cháu sau này vẫn có thể nhớ về những năm kháng chiến vệ quốc vĩ đại, nhớ về những người con đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Từ gần 30 năm qua, ông Võ Văn Hoan (SN 1950, trú xóm 8, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đã miệt mài đi khắp nơi tìm kiếm, sưu tầm các kỷ vật chiến tranh về lưu giữ trong nhà với mong muốn con cháu sau này vẫn có thể nhớ về những năm kháng chiến vệ quốc vĩ đại, nhớ về những người con đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Từ những viên đá, mảnh bom, xác máy bay… từ những vỏ bom đạn mà quân đội Mỹ từng thả xuống tàn phá đất nước Việt Nam, những loại vũ khí sát thương, đồ dùng của quân Pháp, Mỹ cho đến những chiến tích của quân và dân Việt Nam trong kháng chiến đều được người đàn ông này lưu giữ và sắp xếp bố trí xung quanh nhà như một “bảo tàng” chiến tranh.

Hai quả bom khoan của quân đội Mỹ được trưng bày hai bên thềm nhà

Một khẩu súng K54 đã rỉ sét.

Hai khẩu súng kíp cùng với cột neo tàu thuyền vận tải.

Một góc trưng bày đồ sinh hoạt của dân và quân thời chiến. Người đàn ông này cho biết, đây không chỉ là niềm đam mê của bản thân mà hơn hết, thông qua những hiện vật sinh động này, ông có thể truyền đạt lại cho con cháu của mình những bài học đắt giá của lịch sử.

Hai qua bom bi cùng pháo cối. Theo lời ông Hoan, lớp người thời ông không bao giờ quên cảnh những bom rơi đạn nổ, nỗi đau do chiến tranh gây ra.

Bánh lái của chiếc tàu vận chuyển lương thực của bộ đội Việt Nam được ông Hoan cất công mua và đưa từ Phú Yên về.

Rất nhiều loại bi-đông đựng nước của quân viễn chinh Pháp, binh lính Mỹ được ông Hoan sưu tầm.

Máy đánh chữ đơn sơ ngày xưa.

Một chiếc kính máy bay.

Các đồ dùng của quân Mỹ

Một góc trưng bày các công cụ sản xuất nông nghiệp của người Việt thời xưa. Người cha 3 con này chia sẻ, tâm nguyện lớn nhất của mình là con cháu của mình sẽ mãi không quên đi cội nguồn dân tộc.

Các góc vườn nhà được ông trang trí đơn giản bằng các loại đồ gốm sứ thường được sử dụng ngày xưa. Ông Hoan nói, Đây cũng chính là nơi cả gia đình ông đoàn tụ sau mỗi giờ cơm tối để cùng lau dọn lại các món kỷ vật, và kể cho nhau nghe những câu chuyện bi tráng ngày xưa.

"Thấy các con của mình thích thú và ngày một hiểu về lịch sử của dân tộc hơn tôi cũng mừng và có thêm động lực để tiếp tục công việc này", ông Hoan cho biết.

Ông Hoan dành nguyên một căn nhà để lưu giữ các kỷ vật mình sưu tầm được. Người đàn ông này cho biết, đây sẽ là một món quà vô giá và ý nghĩa nhất mà ông để lại cho con cháu của mình.

Một góc lưu giữ các loại xe máy, xe đạp cũ.

Phan Ngọc

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/doc-dao-bao-tang-chien-tranh-mot-nguoi-cha-de-lai-cho-con-chau-20160721125518454.htm