Doanh nghiệp 24h: “SCIC mới chỉ là anh lính binh nhì thôi!”

SCIC sẽ phải tái cơ cấu, cải tổ và thay đổi quản trị, thực hiện đúng mô hình là quỹ đầu tư vốn của Nhà nước, chậm nhất là đến sau năm 2020.

Bộ Tài chính: “SCIC mới chỉ là anh lính binh nhì thôi!”

SCIC bây giờ tốt hơn ngày trước, nhưng chưa đạt đúng mục tiêu ban đầu. Đây là công ty đầu tư kinh doanh vốn chứ không phải là công ty quản lý vốn, nên mục tiêu quan trọng nhất bây giờ là anh phải thoái vốn nhanh.

Song thoái vốn nhưng phải hiệu quả chứ không bằng mọi giá. Nên tới đây lộ trình thoái như thế nào phải xây dựng và thực hiện, Chính phủ đã quyết 10 danh mục rồi thì cần phải làm rõ vấn đề đó, công bố sớm. (Xem tiếp)

Đấu giá cổ phần Tổng Công ty Viglacera: Lượng chào mua gấp 2,5 lần lượng chào bán

Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hiện đã có 178 nhà đầu tư đăng ký mua cổphần VGC, trong đó có 19 nhà đầu tư tổ chức và 159 nhà đầu tư cá nhân. Tổng khối lượng cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua đã lên tới 82,33 triệu đơn vị, tức gấp 2,5 lần khối lượng đăng ký bán. Trong đó, nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua gần 72 triệu cổ phần, còn lại là các nhà đầu tư cá nhân.

Được biết, bên cạnh việc bán cổ phần ra công chứng, VGC còn có kế hoạch phát hành 12,5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Giá phát hành dự kiến là 11.700 đồng/cổ phiếu, tương đương với giá trị sổ sách tại báo cáo tài chính riêng công ty mẹ tại thời điểm 31/3/2016. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. (Xem tiếp)

Nhiệt điện Phả Lại lại “gặp hạn” vì vay nợ yen

CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016 với doanh thu thuần đạt gần 1516 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá vốn bán hàng chỉ giảm 30,9% khiến lợi nhuận gộp giảm tới 56,4%, xuống còn 81,9 tỷ đồng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 31,8%, lên gần 96 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính tăng vọt lên 388 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước công ty thu về hơn 1,3 tỷ đồng). Nguyên nhân chính là do trong kỳ công ty phải ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lên tới gần 416 tỷ đồng.

Trong khi đó, lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết trong kỳ của công ty giảm mạnh tới 54%, xuống còn hơn 43 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Hóa chất Lâm Thao: Nửa năm mới hoàn thành 17% kế hoạch lợi nhuận

LAS cho biết, doanh thu giảm do thị trường phân bón trong nước đang trong giai đoạn bão hòa, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn. Mặc dù giá bán sản phẩm Supe Lân đã giảm 11,12%, NPK giảm 4% nhưng sức tiêu thụ vẫn có xu hướng giảm.

Doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ mang về 2 tỷ đồng, tăng 26,6% trong khi chi phí tài chính tăng tới 63%, lên 11,9 tỷ đồng. Nguyên nhân do công tác tiêu thụ gặp khó khăn, công ty đã cho giãn nợ, lùi thời gian thanh toán tiền hàng làm cho khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng gần 190 tỷ đồng, tăng chi phí tài chính. (Xem tiếp)

KBC: Quý II/2016 lãi hơn 312 tỷ đồng, tăng 258% so với cùng kỳ

Theo thông tin từ Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã KBC), trong quý II/2016, KBC đã ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 667,1 tỷ đồng, tăng 551% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm doanh thu của cả công ty đạt 1.113,4 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế quý II/2016 của KBC đạt 312,43 tỷ đồng, tăng 258% so với cùng kỳ. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 297,3 tỷ đồng, tăng 215,3% so với cùng kỳ. (Xem tiếp)

Cựu CEO FPT Trương Đình Anh đưa cả nhà sang Mỹ sống

Là người đặt nền móng và xây dựng FPT Telecom, FPT Online, cựu Tổng giám đốc Trương Đình Anh rời FPT từ tháng 9/2012. Sau đó, trên mạng truyền thông, tên của vị này được nhắc đến bên cạnh một startup về thanh toán điện tử được rót vốn đầu tư 28 triệu USD vào đầu năm 2016.

Ngày 23/7, trên trang cá nhân của một người bạn, một nhân viên cũ (hiện giữ chức Chủ tịch một công ty thuộc FPT, nguyên là Phó tướng của cựu CEO FPT) xuất hiện lời chia tay tới ông Trương Đình Anh, cùng câu ví von: "Cá kình phải bơi ra biển lớn". (Xem tiếp)

Hàng loạt bê bối tại Tổng công ty Lương thực miền Nam - Vinafood 2

Mới đây, theo nguồn tin báo Tuổi trẻ, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Võ Thị Thu Hà, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Võ Thị Thu Hà để điều tra hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Cơ quan điều tra cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Đặng Hồng Việt, Phó tổng giám đốc CTCP Lương thực Hậu Giang và Huỳnh Văn Thông, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam - Vinafood 2 kiêm Chủ tịch HĐQT CTCP Lương thực Hậu Giang do hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/doanh-nghiep/doanh-nghiep-24h-scic-moi-chi-la-anh-linh-binh-nhi-thoi-1810684.html