Doanh nghiệp 24h: Lên sàn ngoại - hấp dẫn, nhưng có dễ?

Mặc dù hấp dẫn nhưng không phải ngẫu nhiên mà cho tới thời điểm hiện tại, số doanh nghiệp Việt gọi vốn quốc tế thành công chỉ tính trên đầu ngón tay.

Ảnh minh họa.

Lên sàn ngoại có dễ?

Chi phí niêm yết cũng như nguồn tài chính duy trì sự hiện diện ở các thị trường chứng khoán này cũng là một rào cản lớn cho tham vọng niêm yết ở nước ngoài của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tại sàn SGX, mức phí niêm yết thấp nhất là 50.000 SGD và cao nhất là 200.000 SGD. Phí nộp hồ sơ xin niêm yết là 20.000 SGD và không hoàn lại. Ngoài ra, mỗi năm doanh nghiệp phải nộp tối thiểu 25.000 SGD và tối đa 100.000 SGD.

Rõ ràng, nếu đem những khoản phí này so sánh với mức phí niêm yết lần đầu 10 triệu đồng, đăng ký niêm yết bổ sung 5 triệu đồng, phí quản lý hàng năm từ 15 đến 20 triệu đồng do HOSE áp dụng thì có thể thấy cái giá để mà doanh nghiệp phải trả để có thể gia nhập sân chơi ngoại lớn đến mức nào. (Xem tiếp)

MTM: Bị tịch thu tài liệu ảnh hưởng rất lớn đến công ty

Trong một văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây, Ban lãnh đạo MTM cho biết, việc bắt tạm giam ông Tiệp, tịch thu tài liệu và con dấu có ảnh hưởng nhất định đến tình hình SXKD của công ty.

Ban lãnh đạo công ty cũng cho biết, ông Tiệp được ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 bầu vào HĐQT kể từ ngày 29/8/2016. Trong quá trình điều hành công ty, cá nhân ông Tiệp đã vi phạm nghiêm trọng điều kệ của công ty và luật doanh nghiệp. Cụ thể, như không tổ chức bàn giao tài liệu, tài sản giữa HĐQT mới và HĐQT cũ; không chỉ đạo, giám sát Ban Giám đốc tổ chức bàn giao tài liệu, tài sản giữa các Ban Giám đốc cũ và mới; không chỉ đạo, giám sát Ban Giám dốc tổ chức bộ máy kế toán, lưu trữ chứng từ kế toán, số sách kế toán đúng quy định; không hạch toán kinh doanh; không lập BCTC; không lập báo cáo quản trị đúng quy định; liên tục vi phạm về CBTT... (Xem tiếp)

Ông Cao Toàn Mỹ đang nắm giữ bao nhiêu cổ phần của công ty sở hữu Zalo?

Theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông Cao Toàn Mỹ, người có liên quan đến vụ kiện cáo hoa hậu người Việt tại Nga Hồ Thị Phương Nga, là một trong 4 cổ đông sáng lập công ty VNG, với số cổ phần nắm giữ 75.000 cổ phần tương ứng tỷ lệ vốn 0,3% của VNG.

Con số này được ghi là cập nhật vào ngày 31/8/2016 với số vốn của VNG là gần 331 tỷ đồng nhưng có thể số liệu cổ phần của các cổ đông sáng lập chưa được Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cập nhật sau khi VNG đã chia thưởng cổ phiếu ESOP và phát hành riêng lẻ.

Trước đó báo chí đưa tin VNG đang có kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ với giá 542.000 đồng/cp, như vậy lượng cổ phiếu ông Cao Toàn Mỹ đang sở hữu nếu tính ra có giá trị khoảng 40,65 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Ông Lê Viết Lam sắp lọt danh sách những “đại gia” giàu nhất sàn chứng khoán

CTCP Dịch vụ Cáp treo Bà Nà (BNC - Banacab) vừa nộp hồ sơ niêm yết toàn bộ hơn 216 triệu cổ phiếu trên trên Sở GDCK TP.HCM.

Cáp treo Bà Nà có vốn điều lệ 2.164 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu tính đến 30/6/2016 ở mức 2.547 tỷ đồng.

Theo báo cáo quản trị của BNC, hiện tại trong ban lãnh đạo điều hành có ông Mạnh Xuân Thuận - thành viên HĐQT đang sở hữu hơn 73,5 cổ phần, tương ứng 34% vốn điều lệ của công ty.

BNC do ông Lê Viết Lam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sungroup là cổ đông sáng lập, hiện tại đang nắm giữ hơn 83,4 triệu cổ phần, tương ứng 38,62% vốn doanh nghiệp. Sungroup hiện cũng đang nắm giữ 7,15% cổ phần tại đây. (Xem tiếp)

CII chuẩn bị phát hành 60 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho đối tác Hàn Quốc

HĐQT CTCP Đầu tư Hạ tầng Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh (mã CII) vừa phê duyệt và thực hiện ký kết Bản điều khoản đầu tư “Termsheet” về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) cho Quỹ Đầu tư Hàn Quốc. Tổng giá trị trái phiếu phát hành là 60 triệu USD.

Giá phát hành bằng 100% mệnh giá trái phiếu, lãi suất 1%/năm, được thanh toán nửa năm một lần.

Thời hạn trái phiếu là 5 năm, trái chủ được quyền gia hạn thời hạn trái phiếu thêm tối đa 5 năm (thời hạn trái phiếu sẽ được xác định cụ thể sau khi có kết quả làm việc với Ngân hàng Nhà nước), trong đó cố định giá chuyển đổi 5 năm đầu tiên (bằng 130% giá đóng cửa của ngày liền trước ngày ký hợp đồng đặt mua trái phiếu) và từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm giá chuyển đổi tăng 10%. (Xem tiếp)

Thâu tóm 2 dự án lớn, DRH quyết bỏ phân bón đánh cược với bất động sản

Ông Phan Tấn Đạt, Tổng giám đốc DRH cho biết, trong trường hợp cổ đông thông qua sở hữu 51%, HĐQT sẽ thu xếp các nguồn vốn phù hợp và cam đoan khoản đầu tư có hiệu quả.

Việc mua lại KSB, DRH mua quá 25% vốn điều lệ nhưng không muốn chào mua công khai. Sắp tới, ông Đạt cho biết sẽ đề nghị KSB đồng ý cho DRH mua quá 25% vốn mà không phải chào mua công khai. Nếu cổ đông KSB không đồng ý phương án này thì lúc đó DRH sẽ làm theo lộ trình quy định của UBCKNN. Dự kiến, việc nâng tỷ lệ sẽ thực hiện trong năm 2016. (Xem tiếp)

Vinaxuki: 5 năm chạy khắp các cửa không vay được 1 đồng vốn lưu động

Theo ông Bùi Ngọc Huyên, Vinaxuki mặc dù đã có đầy đủ đất đai, nhà xưởng và các dây chuyền máy móc hiện đại, là doanh nghiệp công nghiệp ô tô duy nhất sản xuất phụ tùng cốt lõi bằng công nghệ cao, đã làm ra được các sản phẩm cơ khí trọng điểm quốc gia với công nghệ cao, làm ra các mẫu xe ưu tiên với mức nội địa hóa trên 40% vẫn còn tài sản cầm cố, dự án khả thi… tuy nhiên 5 năm vừa qua Vinaxuki đã “chạy” khắp các cửa mà không vay được đồng vốn lưu động.

“Vinaxuki chỉ xin được cứu giúp, xin được tái cơ cấu vốn, được vay vài trăm tỷ vốn lưu động để sản xuất, để đảm bảo việc làm và đời sống công nhân kĩ sư trong lúc thị trường ô tô tăng nóng 45-56% mà không được", ông Huyên cho hay. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-24h-len-san-ngoai-hap-dan-nhung-co-de-2006909.html