Doanh nghiệp 24h: Cổ đông chất vấn năng lực Ban lãnh đạo mới của JVC

Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2016 vừa diễn ra, các cổ đông của JVC đặt rất nhiều câu hỏi cho Ban lãnh đạo công ty, trong đó nhiều cổ đông tỏ ra quan tâm đến năng lực của đội ngũ quản lý mới.

Ảnh minh họa.

ĐHĐCĐ JVC: Năng lực của ban lãnh đạo mới có đủ vực dậy công ty?

Xin cho biết xuất thân, phong cách quản lý của Ban lãnh đạo mới, liệu các vị có đủ năng lực vực dậy công ty không?

Ông Ngô Thanh Sơn - Giám đốc JVC : Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế 16 năm nay, kinh qua rất nhiều vị trí trước khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo JVC, với sự ủng hộ của mọi người tôi tin tưởng chúng ta sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Khi vào JVC, tôi có thời gian tìm hiểu 3 tháng. Chúng tôi có đặt 3 mục tiêu chính trong năm nay, thứ nhất, ngay lập tức tái cấp trúc công ty, thứ hai, lấy lại niềm tin, hình ảnh khách hàng, thứ 3, hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra.

Công ty đã hoạt động theo một cấu trúc mới. Một số cá nhân của công ty khá xuất sắc nhưng có một cái dở, mặc dù là một công ty đại chúng nhưng cơ cấu tổ chức không chuyên nghiệp, cơ chế lương thưởng không rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi phải tái cấu trúc, bắt đầu từ hoạt động của doanh nghiệp, sẽ chuyên nghiệp hơn, đưa ra phương pháp quản trị mới, các Thành viên HĐQT dù ở địa điểm nào cũng có thể tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. (Xem tiếp)

Lợi nhuận của doanh nghiệp đổi chiều sau kiểm toán

Thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2016 được soát xét bởi các công ty kiểm toán. Từ đây, điệp khúc lãi thành lỗ, lỗ ít thành lỗ nhiều của nhiều doanh nghiệp đã khiến nhà đầu tư được phen thót tim vì kết quả “đổi trắng thay đen” lại xuất hiện.

Đó là trường hợp của Công ty chứng khoán Agribank (AGR) có mức lỗ 164 tỷ đồng theo báo cáo tài chính tự lập nhưng sau kiểm toán thì mức lỗ tại đây lên tới 424 tỷ đồng.

Mức lỗ đã tăng gấp 2,5 lần – một con số gây sốc cho cổ đông của doanh nghiệp có mức lỗ khủng hàng đầu trong số các doanh nghiệp niêm yết. (Xem tiếp)

Chi tỷ USD nhập máy móc, doanh nghiệp cơ khí nội chỉ đáp ứng một phần

Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đánh giá rằng, cácdoanh nghiệp cơ khí trong nước đã và đang phải đương đầu với nhiều vấn đề do vướng mắc của nền kinh tế vĩ mô chẳng hạn trở ngại khi muốn vay vốn, chính sách hỗ trợ thiếu hiệu quả và không triệt để.

Dẫn đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết, ngành cơ khí trong nước có tỷ lệ cạnh tranh yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cụ thể, trong những năm qua, chỉ có một vài doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao để thay thế hàng hóa nhập khẩu và hiện tại các doanh nghiệp này cũng đang khó khăn để duy trì hoạt động. Lĩnh vực chế tạo máy ít được đầu tư, dẫn đến hình thái phát triển ngành cơ khí chế tạo nước ta bị mất cân đối. (Xem tiếp)

“Đại gia” Đặng Văn Thành tính đẩy công ty lên sàn Singapore, thu về 600 triệu USD

Bloomberg đưa tin TTC Group, tập đoàn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực mía đường, năng lượng và bất động sản, đang lên kế hoạch niêm yết một công ty mía đường của tập đoàn là CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTC Sugar) lên sàn chứng khoán Singapore trong vòng 5 năm tới. Theo dự kiến, thương vụ sẽ thu về cho TTC Group 600 triệu USD.

Trước khi bán cổ phần, TTC Sugar sẽ tiến hành hợp nhất với một công ty mía đường khác. Công ty sau hợp nhất có giá khoảng 200 triệu USD, lớn nhất trong lĩnh vực tại Việt Nam.

TTC Group, hiện là nhà cung cấp đường cho Vinamilk và Kido Group, đang có những động thái nhằm gia tăng sản lượng. (Xem tiếp)

Ai sẽ mua “cục nợ” nghìn tỷ - nhà máy xơ sợi Đình Vũ của PVN?

Báo cáo về sắp xếp doanh nghiệp năm 2015 và kế hoạch năm 2016 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ( PVN ) gửi lên Thủ tướng Chính phủ mới đây cho biết, PVN sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ vốn tại CTCP Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTex).

Theo đó, PVN sẽ duy trì tỷ lệ sở hữu 74% tại PVTex để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, trong trường hợp được chấp thuận, PVN sẽ giảm sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp này xuống 36% hoặc bán toàn bộ nếu tìm được đối tác.

Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ của PVTex có tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (tương đương gần 7.000 tỷ đồng) nhưng ngay từ khi chạy thử và vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy này liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-24h-co-dong-chat-van-nang-luc-ban-lanh-dao-moi-cua-jvc-2032149.html