Điều chỉnh thái độ ứng xử nơi công cộng

Việc thành phố Hà Nội đang xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của công dân nơi công cộng và Bộ Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức Thủ đô dự kiến được ban hành vào đầu năm 2017 đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Bộ Quy tắc ứng xử của công dân nơi công cộng đang được Hà Nội xây dựng với những khuyến cáo người dân không mặc trang phục hở hang, không nói tục, chửi bậy nơi công cộng. Mục đích ban hành Bộ

Quy tắc này nhằm từ ng bướ c xây dự ng, hình thành những chuẩn mực đạ o đứ c nhằ m điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng.

Theo Bộ Quy tắc, khi đến nơi công cộng công dân nên tôn trọng không gian, thời gian và quyền riêng tư củ a người khác; Quan tâm, nhường nhị n, giúp đỡ người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già, trẻ em; Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, ngườ i yế u thế ; Phê phán hành vi sai trái và bảo vệ cảnh quan môi trường. Ở nơi công cộng, công dân được khuyến cáo không mặc trang phụ c hở hang, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phả n cả m; Không nói tục, chửi bậy, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác; Không phá cây xanh, hoa, cỏ, xâm hại cảnh quan; Không hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện.

Trong Bộ Quy tắc cũng nêu rõ cách ứng xử ở từng khu vực công cộng khác nhau như vỉa hè, lòng đường; Vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên; Bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa; Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quá n ăn và nhà ga, bến xe ôtô, bến tàu, thuyền, sân bay... Với mỗi khu vực, Hà Nội quy định cụ thể như ở vỉa hè, lòng đường, công dân cần giữ gìn, làm đẹp cảnh quan, bả o vệ môi trường; Đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; Không đun nấu, đốt trên vỉa hè, lòng đường.

Tại vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên công dân nên tham gia bảo vệ, đóng góp, phát huy giá trị công trình; Đấu tranh, phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến giá trị công trình; Không viết, vẽ, treo, dán quảng cáo, leo trè o lên tượ ng đà i và công trình; Không hái hoa, bẻ cành, phá rào, trèo cây. Khu vực tín ngưỡng, tôn giáo công dân nên giữ gìn, phát huy nghi thức, giá trị truyền thống; Đặt lễ đúng nơi quy định; Chấp hành quy định, hướng dẫn tại nơi thờ tự; Không thực hành, ủ ng hộ mê tí n dị đoan; Không lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi cá nhân; Không ăn uống tùy tiện, mất vệ sinh. Khu vực nhà ga, bến xe ôtô, bến tàu, thuyền, sân bay công dân nên giữ gìn trật tự, an ninh, tôn trọng quy định chung; Xếp hàng mua, bán vé đúng quy định...

Bộ Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức Thủ đô dự kiến được ban hành vào đầu năm 2017. Dự thảo Bộ Quy tắc này khuyến cáo công chức, viên chức Thủ đô không nên xăm hình, vẽ hình phản cảm; công chức mặc áo có cổ, váy dài đến gối,... Đặc biệt khi ứng xử với người dân, công chức, viên chức Thủ đô không gây căng thẳng, bức xúc, uy hiếp, tấn công ngườ i dân. Nếu có va chạm cần nghiêm túc nhận khuyết điểm và chủ động giải quyết với tư cách cá nhân, không ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Hy vọng khi đưa vào áp dụng thực tế, các bộ quy tắc ứng xử sẽ góp phần điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi ứng xử của cả người dân và cán bộ công chức thành phố, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội.

LÊ QUỲNH HOA

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/dieu-chinh-thai-do-ung-xu-noi-cong-cong-n126314.html