Điểm mặt những máy ảnh không gương lật nổi tiếng

ICTnews - Cùng nhìn lại lịch sử của dòng máy ảnh định dạng Micro Four-Thirds hay còn có tên máy ảnh ống kính rời không gương lật kể từ buổi bình minh của chúng hồi năm 2008.

Thưở sơ khai Quay trở lại thời điểm 2008, chỉ có 2 loại máy ảnh ống rời (DSLR) có tích hợp tính năng quay phim: Nikon D90 và Canon EOS 5D Mark II. Trở ngại chính khi quay phim với một máy ảnh DSLR chính là ở thứ biến DSLR thành DSLR: đó là gương lật bên trong, hoạt động như một kính tiềm vọng đảo ngược cho phép bạn nhìn thông qua ống kính máy ảnh. Thật không may, gương lật này được đặt ngay vị trí giữa ống kính và cảm biến, ngăn chặn luồng di chuyển liên tục của các photons video chạm tới cảm biến. Những máy ảnh DSLR quay phim đầu tiên của Nikon và Canon, khi quay phim, gương được lật lên, màn chập mở ra để ánh sáng đi tới cảm biến, làm vô hiệu hóa kính ngắm quang học. Buổi "bình minh" của máy ảnh Micro Four-Thirds Trong khi Nikon và Canon loay hoay xử lí với gương lật, tháng 8/2008 hai hãng Panasonic và Olympus bắt tay nhau hợp tác phát triển hệ thống không gương lật Mirco Four-Thirds. Một trong những lời hứa của định dạng mới này là nó sẽ tạo ra hàng loạt máy ảnh mới vừa có thể hoán đổi ống kính, vừa có thể quay phim được với thiết kế tương tự như các máy ảnh DSLR nhưng nhỏ hơn. 3 năm sau, những máy ảnh không gương lật ống kính hoán đổi này ngày càng được thu gọn về kích thước và tiến thêm những bước dài. Kỉ nguyên của máy ảnh MFT được bắt đầu với Panasonic Lumix DMC-G1. Panasonic DMC-G1 (12/2008) Panasonic Lumix DMC-G1 là chiếc máy MFT đầu tiên xông ra thị trường. Tuy nhiên, về cơ bản, G1 không hoàn toàn là một MFT. Nó thậm chí còn không nhỏ hơn DSLR. Quan trọng hơn, G1 không có tính năng quay phim. Bất chấp những vấn đề kể trên, Lumix G1 đi vào lịch sử như kẻ tiên phong của máy ảnh MFT. Một sự khởi đầu khiêm tốn, nhưng quả bóng đã lăn. Olympus PEN E-P1 (7/2009) Olympus PEN E-P1 thậm chí còn bị đem ra tranh luận nhiều hơn so với Lumix G1vì mẫu máy này đã phá bỏ hoàn toàn khuôn mẫu của thân máy giông giống DSLR. Dù có thể không nhét vừa túi nhưng nó thuận tiện để mang theo hơn nhiều một chiếc DSLR trung bình. E-P1 có thể quay phim chất lượng cao 720p. Tuy nhiên, tính năng của EP1 vẫn còn nhiều thiết sót đáng kể, như đèn flash tích hợp và chế độ lấy nét tự động quá tệ. Panasonic Lumix DMC-GF1 (10/2009) MFT đã có thể ngẩng đầu với Lumix GF1. GF1 đã chuyển tải được lời hứa ban đầu về dòng máy ảnh ống kính hoán đổi, tuy vẫn còn một số khoảng trống báo hiệu những cải tiến cũng như sự phấn khích sắp tới của dòng máy này. Không chỉ sở hữu thân máy nhỏ gọn nhất, đèn flash tích hợp, quay phim HD 720p, GF1 còn pha trộn tuyệt vời giữa chế độ lấy nét bằng tay và lấy nét tự động. MFT không hiện diện nhất thời, do đó, các công ty ngoài Panasonic và Olympus bắt đầu để mắt tới dòng máy này. Samsung NX100 (9/2010) Samsung là tên tuổi lớn đầu tiên thông báo sẽ tung ra dòng máy ảnh không gương mới cạnh tranh với MFT, sử dụng cảm biến APS-C thường dùng trong các máy DSLR. NX100 là chiếc máy ảnh không gương hoán đổi ống kính thứ 2 của Samsung, tiếp theo Samsung NX10 ra mắt hồi mùa xuân năm 2010. NX10 kích thước tương đương DSLR và tính năng quay phim gây thất vọng. Tuy nhiên, NX 100 có cảm biến lớn hơn hẳn MFT của Panasonic và Olympus cùng kích thước thân máy nhỏ gọn lại thu được nhiều cảm tình hơn. Sony Alpha NEX-5 (5/2010) Tiếp sau Samsung, Sony tung ra Sony Alpha NEX-5 – bước đột phá đầu tiên của Sony vào thị trường máy ảnh không gương. Với độ dày 1.5 inch, NEX-5 dày hơn NX100 nhưng nhỏ hơn ở chiều ngang và chiều dài cùng trọng lượng nhẹ hơn. Giống NX100, máy ảnh của Sony trang bị cảm biến APS-C cỡ lớn. NEX-5 mang đến cho thị trường cơn gió mới bởi sự kết hợp tuyệt vời của chất lượng hình ảnh – video, màn hình LCD góc nghiêng dễ quan sát, chế độ chụp hình tiên tiến cho phép chụp ảnh panorama, chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, chụp ảnh 3D với thiết kế “của tương lai”. Việc NEX-5 lọt danh sách Top 100 sản phẩm của năm 2010 thực sự ấn tượng. Nếu GF1 là chiếc máy đầu tiên cho thấy tiềm năng của dòng máy ảnh không gương lật thì Sony Alpha NEX-5 là lời cảnh báo tới các dòng DSLR về một máy ảnh không phải DSLR cho chất lượng hình ảnh và quay phim xuất sắc. Panasonic Lumix DMC-GF2 (1/2011) Một cách để gọn nhẹ hóa kích thước máy ảnh là bỏ đi các nút bấm vật lý và thêm vào màn hình cảm ứng. Panasonic Lumix GF2 là câu trả lời. Màn hình cảm ứng ẩn tượng với các nút chạm điều khiển và hiệu ứng lấy nét phức hợp khi quay phim là những điểm được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, việc đặt tất cả mọi chế độ vào trong menu màn hình cảm ứng thực sự làm người khác bối rối. Để lựa chọn máy ảnh kết hợp cả màn hình chạm hiện đại cũng như các phím điều khiển truyền thống, Lumix GH2 là lựa chọn hợp lí hơn. Du Lam Theo PCworld

Nguồn ICTNews: http://ictnews.vn/Home/May-anh-so/Diem-mat-nhung-may-anh-khong-guong-lat-noi-tieng/2011/07/2SVMC8084920/View.htm