Điểm báo ngày 03/10/2016: Công nhân 'nghỉ hưu' ở tuổi 40

Những nội dung chính: Xử nghiêm "đại án"!; Kê khai trung thực và xác minh tài sản; Khan hiếm phi công ...

- Tờ Đại biểu nhân dân “Xử nghiêm đại án!”. Sắp tới ban chỉ đạo TW về chống tham nhũng, chủ trương sẽ đưa 6 vụ án tham nhũng nghiêm trọng ra xét xử. Điều này thể hiện rõ quyết tâm, tuyên chiến đến cùng với tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Có thể nói tham nhũng có ở khắp mọi nơi, trong đội ngũ cán bộ công chức tha hóa. Trong các công trình nghìn tỷ chưa khánh thành đã hư hỏng, thậm chí trong cả những dự án ì ạch cố tình đội vốn. Vì vậy việc khui ra được một vụ án tham nhũng là đầy những gian nan quyết liệt, công phu, cam go như một trận đánh. Như vậy để hiểu chống tham nhũng không thể sốt ruột làm ngay, nhiều vụ án phải bền bỉ kiên trì mới có thể chỉ rõ được chân tướng tham nhũng.

- Tờ Đại đoàn kết “Kê khai trung thực và xác minh tài sản”. Cơ chế xin cho là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng tham nhũng. Vì thế mà phải ngăn chặn được cơ chế xin cho. Đây là nhận định của ông Lê Như Tiến, khi góp ý vào dự thảo luật phòng chống tham nhũng sửa đổi. Cụ thể muốn xóa bỏ cơ chế này thì cơ quan nhà nước phảo là cơ quan quản lý phục vụ chứ không phải là cơ quan hành chính, hành dân và hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, con người mới có hành vi tham nhũng. Vì thế khi bổ nhiệm cất nhắc cán bộ thì cần kiểm soát chặt chẽ đầu vào. Đặc biệt là vấn đề phẩm chất và năng lực.

- Tờ Lao động “Công nhân nghỉ hưu ở tuổi 40”. Bài viết đã đưa ra con số đáng quan tâm, đó là tại các khu công nghiệp, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại 01 chỉ chiếm có 5,2%. Dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng không ít người đã mắc phải những căn bệnh nặng, khiến chủ doanh nghiệp lấy cớ xa thải hoặc là chấm dứt hợp đồng. Điều này khiến nhiều công nhân có bệnh nhưng phải dấu, bởi nếu không sẽ có nguy cơ phải nghỉ hưu, khi mới chỉ ngoài 30 tuổi.

- Tờ Người lao động “Khan hiếm phi công”. Với tốc độ mua sắm máy bay lớn chưa từng có, Việt Nam sẽ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng là thiếu trầm trọng nhân lực, để có thể khai thác vận hành đội bay lên tới gần 400 chiếc. Cụ thể đến năm 2020, cả nước cần khoảng 2680 phi công thương mại, so với số lượng phi công hiện có. Thì số lượng phi công cần bổ sung là khoảng 1320 người. Do thiếu hụt nên phi công ở Việt Nam đang bị ràng buộc bởi nhiều quy định khắt khe, nhằm hạn chế tình trạng giành giật nhân sự cấp cao như là đã từng xảy ra.

- Theo vtv.vn

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/diem-bao-ngay-03-10-2016-cong-nhan-nghi-huu-o-tuoi-40-d25762.html