Đề thi minh họa Tiếng Anh giảm bớt áp lực cho học sinh

GD&TĐ - Cô Nguyễn Ngọc Linh Sương - Giáo viên Tuyensinh247.com - chia sẻ nhận định về đề thi minh họa môn Tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Về cấu trúc đề thi minh họa

Lĩnh vực

Kiến thức trọng tâm

Số câu hỏi

Phân tích đánh giá

1.Ngữ âm

· Phát âm

· Trọng âm

· 2

· 2

Ngữ âm là nội dung kiến thức dễ trong đề thi. Học sinh chỉ cần nắm cách xác định trọng âm, và phương thức phát âm của từ.
- Ngữ âm: phát âm “ed” và “c”

- Trọng âm: với từ có 2 và 3 âm tiết

2.Từ vựng & Ngữ pháp

· Tìm lỗi sai

· Cụm động từ

· Từ vựng

· Cấu tạo từ (word form)

· Giới từ

· Câu bị động

· Câu tường thuật

· So sánh

· Mạo từ

· Chia thì của động từ

· Từ đồng nghĩa

· Từ trái nghĩa

· 3

· 2

· 3

· 1

· 1

· 1

· 1

· 1

· 1

· 1

· 2

· 2

Ngữ pháp/ từ vựng là nội dung kiến thức chiếm số lượng câu hỏi lớn nhất trong đề thi( 19 câu) bao phủ ở nhiều dạng câu hỏi, trong đó bài tập về Cấu trúc câu chiếm nhiều nhất .
Nội dung kiến thức ở mức độ trung bình. Học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản: trau đồi từ vựng trong SGK, nắm vững cấu trúc các loại câu.

3.Chức năng giao tiếp

- Từ/ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản

· 2

Chức năng giao tiếp là dạng bài yêu cầu học sinh sử dụng từ/ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản.

Nội dung kiến thức này ở mức độ trung bình chiếm từ 2 câu trong đề thi.

4.Kỹ năng viết

· Tìm câu đồng nghĩa với câu cho sẵn

· Tìm câu đúng nhất để kết hợp lại hai câu đã cho

· 3

· 2

Kĩ năng viết bao phủ ở hai dạng câu hỏi trong đề thi.
Nội dung câu hỏi Kĩ năng viết ở mức độ trung bình. Học sinh chỉ cần hiểu được nghĩa câu đề đã cho và chọn đáp án có cấu trúc và ngữ nghĩa tương ứng.

5.Kỹ năng đọc

· Đọc điền vào chỗ trống

· Đọc hiểu( 2 bài)

· 5

· 15

Kĩ năng đọc không quá khó, số lượng câu hỏi đã được cắt giảm ( 1 bài 8 câu và 1 bài 7 câu). Các câu hỏi trong đề thi không dài, xoay quanh nhiều chủ đề từ các vấn đề gần gũi nóng bỏng( như nước uống tăng lực và hiệu ứng nhà kính). Nội dung các câu hỏi này yêu cầu học sinh nhớ từ vựng, hiểu cách sử dụng từ vựng, đó trong tình huống cụ thể.
Ngoài ra, các câu hỏi còn yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức từ bài đọc để phân tích, tổng hợp và suy luận.

Nhận xét chi tiết

Về hình thức: Với hình thức thi 100% trắc nghiệm và số lượng 50 câu rõ ràng ngắn hơn rất nhiều so với đề thi năm 2016 (64 câu trắc nghiệm+ 5 câu tự luận+ 1 bài viết luận); tạo tâm lý thoải mái và giảm bớt áp lực cho học sinh, đặc biệt là những học sinh kém về kỹ năng viết.

Về nội dung: Kiến thức ngữ pháp và từ vựng chủ yếu trong chương trình tiếng Anh 12, câu hỏi không quá lắc léo, từ vựng thông dụng chỉ cần học sinh chịu khó thuộc từ vựng trong sách giáo khoa sẽ có thể dịch đề bài và làm bài dễ dàng.

Ngữ âm: Cách phát âm “ed” đây là kiến thức rất cơ bản học sinh đã học từ lớp 7 và vẫn luyện tập đến lớp 12, cách đọc âm “c” với những từ vựng học sinh thường gặp (century, culture, secure, applicant).

Trọng âm đới với những từ có 2 và 3 âm tiết thông dụng, những học sinh không thuộc quy tắc phát âm vẫn có thể dùng phương án loại vì trong trong 4 đáp án có 3 từ dễ học sinh có thể tìm trọng âm dễ dàng.

Tìm lỗi sai: Các lỗi tập trung ở chia động từ ( sự hòa hợp giữa chủ ngữ - động từ, sự song song hòa hợp giữa các động từ) và kiến thức ngữ pháp cơ bản không cần tư duy nhiều (mệnh đề quan hệ không được dùng “ that” khi có dấu phẩy).

Ngữ pháp: Kiến thức cơ bản gồm câu tường thuật, câu bị động, so sánh (so sánh kép), mạo từ (a number of), giới từ (under pressure), cụm động từ (keep up with, hold up), cấu tạo từ,… Các câu đều ở mức độ trung bình không yêu cầu học sinh phải tư duy và suy luận nhiều.

Từ vựng: Nằm trong chương trình tiếng Anh, các từ thông dụng quen thuộc (devote…to, endangered species, impolite).

Chức năng giao tiếp: Những câu giao tiếp đơn giản (cảm ơn và đáp lại lời khen).

Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa: Không lắt léo, nếu học sinh không biết từ cần tìm vẫn có thể dựa vào ngữ cảnh đoán nghĩa, hoặc dùng cách loại đáp án, vì trong 4 đáp án có 3 đáp án mang nét nghĩa giống nhau, đáp án đúng nhất không thuộc cùng nhóm nghĩa đó.

Tìm câu đồng nghĩa với câu đã cho và Tìm câu đúng nhất để kết hợp hai câu đã cho: Phần này về cơ bản chỉ cần học sinh dịch được nghĩa câu đề sẽ dễ dàng tìm được đáp án tương ứng, hoặc có thể áp dụng kiến thức ngữ pháp tìm cấu trúc phù hợp đồng nghĩa.

Đọc hiểu: Số lượng 5 câu chia đều 2 câu ngữ pháp và 3 câu từ vựng nên học sinh vẫn có thể ghi điểm nếu khả năng dịch kém, tuy nhiên chủ đề bài đọc khá gần gũi học sinh gặp rất nhiều trong các bài kiểm tra (memory: khả năng ghi nhớ/ trí nhớ)

Đọc hiểu: Dù đã giảm về số lượng câu hỏi (còn 15 câu) nhưng vẫn là 2 bài đọc hiểu. Tuy nhiên bài đọc ngắn, nội dung xoay quanh vấn đề nóng bỏng (energy drink và Greenhouse) nên từ vựng không quá khó với học sinh. Câu hỏi không dài, cũng không đòi hỏi học sinh suy luận quá nhiều có thể tìm thấy thông tin từ bài đọc không quá khó khăn.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/de-thi-minh-hoa-tieng-anh-giam-bot-ap-luc-cho-hoc-sinh-2388034-c.html