Đề nghị xem xét trách nhiệm của EVN

Sáng qua 25.6, Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết vừa có văn bản gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét trách nhiệm cung ứng điện của Tập đoàn điện lực VN. Nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM... cũng kêu trời vì tình trạng cắt điện kéo dài của EVN.

Thương hiệu du lịch bị ảnh hưởng vì cắt điện Có thể nói, điều du khách kêu ca phàn nàn nhất trong mùa du lịch năm nay ở Nha Trang (Khánh Hòa) là chuyện khách sạn bị cúp điện. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho du khách và doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của thành phố du lịch nổi tiếng này. Theo thông báo tiết giảm điện của Điện lực trung tâm Nha Trang: thời gian thực hiện tiết giảm từ ngày 19.6 cho đến khi nguồn điện ổn định trở lại; lịch cắt điện theo ngày: 1 ngày có, 1 ngày cắt; giờ cắt điện trong ngày: từ 6 giờ - 22 giờ (nếu nguồn cấp đủ sẽ đóng điện trở lại sớm hơn). Việc cắt điện nêu trên áp dụng cho khách hàng thuộc đối tượng kinh doanh dịch vụ. Nhiều chủ khách sạn bức xúc: mùa du lịch mà cắt điện 16 tiếng liền trong ngày là không hợp lý, gây phiền hà cho du khách và thiệt hại lớn cho ngành du lịch… Ông Lương Viết Tuân, chủ khách sạn Tùng Vương trên đường Trần Phú, Nha Trang, bức xúc: "Khách đến thuê phòng thấy lịch cúp điện, chỉ hỏi thăm vài câu rồi bước ra. Cứ đà cúp điện kiểu này thì những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi sẽ đóng cửa hết". Cùng tâm trạng, ông Trịnh Xuân Cường, chủ khách sạn Thanh Thảo ở đường Tuệ Tĩnh, Nha Trang, nói: "Chúng tôi phải sử dụng máy phát điện nhưng công suất chỉ đủ cung cấp điện thắp sáng và vài cái quạt máy ở phòng lễ tân, không vận hành được thang máy, nên khách không đồng ý ở tầng cao. Mùa du lịch những năm trước, công suất phòng của chúng tôi thường đạt 90-100%, bây giờ thì chỉ được khoảng 60%". TP.HCM kiến nghị EVN ưu tiên phân bổ điện UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ưu tiên phân bổ sản lượng điện để đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu thiết yếu của người dân TP. Theo đó, EVN cần tập trung huy động các nguồn điện có sẵn trên địa bàn để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ điện của TP; hỗ trợ, chỉ đạo Tổng công ty Điện lực TP chủ động trong sản xuất và kinh doanh điện năng, trang bị nhiều máy phát điện dự phòng có công suất lớn, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiếu điện... Đ.Mười Rất nhiều tour hủy hợp đồng đặt phòng vì nghe nói Nha Trang bị mất điện thường xuyên. Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Hằng, đến từ TP.HCM, nói: "Theo chương trình, gia đình tôi nghỉ ở Nha Trang một tuần lễ. Nhưng ở được ba hôm, vợ chồng tôi quyết định trả phòng để lên nghỉ ở Đà Lạt cho mát mẻ; vì các khách sạn ở Nha Trang mất điện liên tục, nóng bức không chịu nổi". Trước tình hình này, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có văn bản gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: "Mặc dù thông cảm với khó khăn chung của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), song Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa không đồng tình với việc phân bổ sản lượng điện thiếu công bằng, thiếu công khai của EVN". Cũng theo công văn, nhu cầu tiêu thụ điện ở Khánh Hòa cao nhất khu vực miền Trung (sau Đà Nẵng), nhưng tỷ lệ tiết giảm điện lại cào bằng, thậm chí còn cao hơn các tỉnh khác trong khu vực là không công bằng và có hiện tượng tùy tiện trong việc phân bổ điện cho các tỉnh, gây bất bình lớn trong cán bộ và nhân dân địa phương. Vì vậy, Tỉnh ủy Khách Hòa cho rằng "EVN cần phải được kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Đó là trách nhiệm về dự báo tình hình, nhu cầu sử dụng điện, chuẩn bị các phương án huy động các nguồn phát điện để khắc phục khi sản lượng sụt giảm…". Giảm trên 30% sản lượng vì mất điện Chỉ trong tháng 5 và tháng 6, Tổng công ty giấy Sài Gòn đã bị thiệt hại trên 3 tỉ đồng do thiếu điện sản xuất. Ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc công ty cho hay, trong tháng 5 có thời điểm bị cắt 4 ngày/tuần. Dù 2 ngày cắt, 2 ngày có song doanh nghiệp cũng không dám vận hành máy móc vì sợ không đủ điện, phần khác do đặc trưng của sản xuất giấy là phải vận hành máy móc liên tục. Sản xuất bị ngưng trệ khiến sản lượng của tổng công ty giảm sút trên 30%, hệ quả là các đơn hàng xuất sang các nước trong khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng tiến độ và sản lượng, ngay cả các đơn hàng trong nước cũng không đáp ứng được đầy đủ. Trước đó, trong một văn bản gửi lãnh đạo Đảng và Chính phủ, Tỉnh ủy Khánh Hòa nhấn mạnh: "Đặc biệt, trong khi sản lượng điện còn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, việc cung cấp điện còn quá phụ thuộc vào thủy điện, thì có nhiều dự án nhiệt điện của các đơn vị, địa phương khi trình lên chưa được sự ủng hộ của EVN. Điển hình là dự án Trung tâm nhiệt điện Vân Phong của Khánh Hòa. Dự án có 4 tổ máy với tổng công suất 2.640 MW, chủ đầu tư xin chủ trương đầu tư từ tháng 1.2007 nhưng đến tháng 5.2009, EVN mới cho bổ sung vào sơ đồ quy hoạch điện chỉ 2 tổ máy công suất 1.320 MW. Cho đến nay dự án này vẫn đang gặp khó khăn trong giai đoạn đàm phán với các bộ, ngành về thủ tục đầu tư theo phương thức BOT, nhất là gặp khó khăn với việc thỏa thuận hợp đồng tiêu thụ điện với EVN (theo kế hoạch thì cuối năm 2014 đầu năm 2015 nhà máy mới đi vào hoạt động, còn EVN thông báo đến năm 2016 mới kéo đường dây đến nhà máy để mua điện)". Ông Vị cũng cho biết thêm, sau nhiều lần làm việc với điện lực, tình trạng cắt điện trong tháng 6 đã giảm chút ít, nhưng hiện vẫn bị cắt 2 ngày/tuần. Chung tình cảnh lao đao vì điện, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đã phải liên tục điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình để "chạy" cho kịp với lịch cắt điện. Ông Đặng Minh Quang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hà chia sẻ, sản xuất ống thép của Sơn Hà bị ảnh hưởng đặc biệt bởi thiếu điện vì chỉ cần bị cắt điện đột ngột thì phải đổ cả mẻ sản xuất. Nhiều thời điểm cắt điện kéo dài cả ngày, dù điều chỉnh sản xuất nhưng vẫn ảnh hưởng đến sản lượng và các đơn hàng của nhà máy. Tương tự, ông Nguyễn Huy Nam, Phó giám đốc Ban Quản lý các khu công nghiệp Hà Nội cho biết, chỉ có Khu công nghiệp Bắc Thăng Long là được báo trước khi cắt điện, các khu công nghiệp khác không được báo trước, thậm chí có nơi cắt xong mới báo. Việc thiếu điện đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các doanh nghiệp FDI công nghệ cao hoạt động trong khu công nghiệp. Đơn cử như dây chuyền sản xuất vi mạch, chỉ cần mất điện 2 phút là hỏng. Theo ông Nguyễn Trọng Khương, Phòng thông tin - Công ty CP thép Cửu Long Vinashin, vấn đề nan giải nhất là chi phí lương nhân công bị đội lên. Bị cắt điện ban ngày phải điều chỉnh giờ sản xuất sang ban đêm nên lương công nhân sẽ phải tăng lên gấp đôi. Đặc biệt, doanh nghiệp này cũng đang đau đầu việc tính toán ngày nghỉ cho công nhân, không thể bắt công nhân vừa làm ca tối lại luân phiên sang ca sáng. "Hiện tại chúng tôi được thông báo sẽ bị cắt điện 2 ngày trong tuần vào thứ tư và thứ sáu. Nhưng như hôm 25.6 vẫn thấy có điện, dù đã cho công nhân nghỉ, gọi sang điện lực khu vực thì chỉ nhận được câu trả lời: khu vực nào thiếu thì mới phải cắt giảm. Thái độ ứng xử của nhân viên điện lực phụ trách như vậy là rất có vấn đề", ông Khương bức xúc. Các doanh nghiệp đều cho biết đã gửi văn bản kiến nghị sang điện lực khu vực, song chỉ nhận được câu trả lời chung chung hoặc thậm chí không trả lời. Dù không thỏa mãn với cung cách ứng xử của nhà điện, nhưng doanh nghiệp đa phần vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt và phải thay đổi kế hoạch sản xuất để thích ứng. Sau tuần đầu tháng 7, cung ứng điện mới cải thiện Theo thông báo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến ngày 25.6, hầu hết sự cố các tổ máy nhiệt điện than mới ở miền Bắc đã được khắc phục và đưa vào vận hành trở lại, như tổ máy 1 của nhiệt điện Cẩm Phả, tổ máy 1 nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh, Sơn Động. Cũng theo EVN, tình hình nước về các nhà máy thủy điện chưa có chuyển biến đáng kể, nhưng sẽ cải thiện do miền Bắc bắt đầu có mưa. Trong khi nhu cầu điện dự báo sẽ không tăng, thậm chí còn giảm so với nửa đầu tháng 6. EVN khẳng định, tuần cuối tháng 6, việc đáp ứng nhu cầu điện của toàn hệ thống có thể đạt mức cao hơn so với các tuần trước. Dù vẫn phải duy trì tiết giảm điện, nhưng tỷ lệ sản lượng điện bị tiết giảm trên cả nước sẽ ở mức thấp hơn so với nửa đầu tháng 6, dự kiến khoảng 5-7%. EVN dự báo sau tuần đầu tiên của tháng 7, khi các nhà máy nhiệt điện thật sự vận hành ổn định và lưu lượng nước về các hồ thủy điện ở miền Bắc đã được cải thiện, tình hình sản xuất và cung ứng điện mới tốt hơn và dần trở lại bình thường. M.Hà Xuân Hòa - Thiện Nhân - Mai Hà

Nguồn Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/201026/20100625230838.aspx