Để mất hỗ trợ 450, VN-Index tiếp tục giảm mạnh

(InfoTV) - Đóng cửa VN-Index để mất 5,88 điểm (-1,30%) xuống còn 445,83 điểm. Như vậy đúng như sự lo ngại của giới đầu tư, khi mốc hỗ trợ kỹ thuật 450 điểm được cho là mang tính nút thắt của thị trường bị bẻ gãy, NĐT sẽ đẩy mạnh bán ra.

- VN-Index để tuột mốc 450 điểm- Thiếu dòng tiền hỗ trợ, VN-Index nhích nhẹ lên trên 450 điểm- VN-Index 1.10.2010: Giảm cả về lượng và giá Sàn HOSE Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của tuần đầu tháng 10, phiên giao dịch sáng nay (04/10) trước quá nhiều thông tin gây nhiễu khiến tâm lí nhà đầu tư tỏ ra thận trọng quá mức khiến giao dịch trên thị trường trở nên hết sức ảm đạm và buồn tẻ. Bên bán đã tỏ ra sốt ruột và không thể chịu được cách giao dịch khó chịu tiếp diễn khiến họ không ngần ngại bán giá thấp hơn và chấp nhận cutloss bằng mức giá thấp. Điều này đã khiến thị trường tái diễn cảnh bán tháo hàng loạt trong những phút cuối của phiên hôm nay. Đóng cửa VN-Index để mất 5,88 điểm (-1,30%) xuống còn 445,83 điểm. Như vậy đúng như sự lo ngại của giới đầu tư, khi mốc hỗ trợ kỹ thuật 450 điểm được cho là mang tính nút thắt của thị trường bị bẻ gãy, NĐT sẽ đẩy mạnh bán ra. Đó có thể chính là nguyên nhân khiến thị trường rơi xuống các mốc điểm thấp hơn quanh ngưỡng 444 điểm. Giống như khu vực đáy 420 điểm, sau chuỗi phiên KLGD sụt giảm mạnh, KLGD sẽ tăng trở lại nhưng sẽ tạo ra một phân kì âm với giá của thị trường. Cụ thể, KLGD phiên hôm nay đạt 50.091.630 đv, trị giá 1.221,41 tỷ đồng. Những phút giao dịch đầu tiên, thị trườn đã có một sự khởi sắc đáng kể và điều này đã khiến thị trường tăng nhẹ 0,67 điểm (+0,15%). Tuy nhiên NĐT đã không thể chờ đợi lâu hơn được nữa và họ quay sang bán mạnh khiến giá cổ phiếu nhanh chóng lao dốc. Thống kê tại thời điểm đóng cửa có tới 219 mã giảm giá, 23 mã đứng giá và chỉ có 18 mã tăng giá. Điều đáng nói là số mã giảm sàn chiếm chủ đạo trong số mã giảm điểm, điều này cho thấy mức độ chán nản của NĐT trong giai đoạn hiện nay, họ sẵn sàng bán ra bất chấp giá sàn. Theo đánh giá của chúng tôi, tình hình vĩ mô trong nước không thực sự tích cực đang làm giảm đi khả năng tăng giá về cơ bản của thị trường chung. Ngoài ra, nhà đầu tư còn đang đối mặt sự ổn định của dòng tiền mới, ở lãi suất cho vay VND và ngoại tệ. Bên cạnh đó, Thông tư 13 dù đã được sửa đổi theo hướng dung hòa lợi ích của các bên nhưng việc để những nội dung của thông tư này đi vào thực tế vẫn còn là thách thức đối với các ngân hàng và cả thị trường tài chính. Trong một giai đoạn mà rủi ro của thị trường đứng ở mức cao hơn nhiều so với lợi nhuận có thể đạt được, nhà đầu tư thận trọng chờ đợi và họ chấp nhận cutloss muốn để thoát khỏi thị trường. Bất chấp, việc GDP quý 3 tăng trưởng khả quan với 7.16% vừa được Tổng Cục thống kê công bố trong tuần trước và tình hình lãi suất đang có dấu hiệu được hạ nhiệt từng ngày. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn như thường lệ, cứ thị trường giảm mạnh là họ lại đẩy mạnh mua vào. Các mã được khối này mua nhiều nhất bao gồm PVF, OGC, BMP, BVH, HPG, STB, HPG, ITA, KDC, KBC, DPM… Trong top 5 cp có mức tăng mạnh nhất thị trường, có 3 mã có mức tăng gần 3% là: DVP, BT6 và SCD, tuy nhiên lại có dấu hiệu mất thanh khoản; 2 mã còn lại có mức tăng gần 2% và có thanh khoản trên 100 nghìn đv là: DLG và BVH. Ở chiều ngược lại, Với 2,075,350 đv được chuyển nhượng OGC đứng đầu về mức thanh khoản trên sàn HoSE; STB và ITC đứng thứ 2 có trên 1.4 triệu đơn vị; EIB và ITA cũng có trên 1.1 triệu đvcp,… Sàn HNX Trên sàn Hà Nội, tại thời điểm đóng cửa với gam màu xanh nước biển chủ đạo. Có tới 279 mã giảm điểm, 42 mã đứng giá và 19 mã tăng giá. Chốt phiên, chỉ số HNX-Index để mất 4.89 điểm (-3.89%) xuống còn 120,92 điểm. Áp lực bán tháo trong những phút cuối của phiên giao dịch hôm nay đã khiến hầu hết nhóm cổ phiếu tăng nóng giảm sàn hàng loạt, tiêu biểu như: PVA, PVC, TNG, AGC,… Lực cầu bắt đáy bắt đầu có dấu hiệu quay trở lại tại nhóm cổ phiếu này, chính điều này đã giúp thanh khoản trên sàn HNX có mức tăng mạnh so với những phiên của tuần trước. Cụ thể KLGD đạt 44.083.788 đvcp, tương đương 931,16 tỷ đồng. Áp lực bán mạnh tại nhóm cổ phiếu lớn vào cuối phiên lại tái diễn, tiêu biểu như: PVX, KLS, VCG, VND, SHS,… Thống kê ngay sau thời điểm đóng cửa, 2 mã NHA có mức tăng mạnh nhất trên sàn HNX vơi mức tăng +6.83%; SGH cũng có mức tăng 6.83%, tuy nhiên thanh khoản lại ở mức thấp chỉ có 800 đv được chuyển nhượng; KHB cũng có mức tăng mạnh 6.36%; 2 mã ALT và SDG cũng có mức tăng trên 4%, nhưng cũng chỉ có 100 đv được khớp lệnh. Những con số thống kê này cho thấy mức độ tăng điểm của thị trường trong giai đoạn hiện nay là rất khó. Ở chiều ngược lại, AMV và VE2 là các mã gây thất vọng nhất trên sàn HNX với mức giảm kịch sàn 7%; BKC và TNG cũng có mức sụt giảm mạnh 6.99%; LHC đứng cuối cùng trong top 5 với mức giảm 6.98%. Điều đáng nói là cảnh dư bán sàn trắng bảng điện tử lại một lần nữa tái diễn trên sàn HNX. Đây là một điều sẽ tạo tâm lí rất xấu đối với thị trường, trong giai đoạn tâm lí yếu như hiện nay. Về tính thanh khoản mã PVX đứng đầu với 4,893,600 đvcp được chuyển nhượng; KLS đứng thứ 2 với 4,795,800 đv; VCG đứng thứ 3 đạt 1,759,600 đv; VND và PVL cũng có trên 1 triệu đv được chuyển nhượng. InfoTV CTCK Đại Dương

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/chung-khoan/tin-tuc/49886-de-mat-ho-tro-450-vn-index-tiep-tuc-giam-manh