Dấu vết Nga tại Tây Địa Trung Hải: Putin đang sửa sai

Một thế trận nguy hiểm khi Hải quân Nga đang tiến về phía Tây sau lưng Phương Tây và NATO.

Như đã nói, chiến cuộc Syria là tâm điểm của cuộc chiến địa chính trị của Nga với Mỹ-Phương Tây trên bình diện khu vực Trung Đông và châu Âu. Do vậy làm chủ được cuộc chiến tại Syria là một thắng lợi cho bất cứ bên nào.

Trong hơn 18 tháng can thiệp của Nga tại Syria thì chưa thể nói Nga đã thành công toàn diện ở đó, nhưng chắc chắn, thắng lợi về mặt quân sự của Nga là điều không ai có thể phủ nhận. Thành công lớn về quân sự đã cho Moscow có một vị thế, vị trí rất quan trọng trong khu vực.

Tái lập quan hệ giữa Nga-Thổ Nhĩ Kỳ là điều khó tin nhưng là sự thật: người bạn mới tốt nhất của Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO và một kẻ thù cũ của Nga trong nhiều thế kỷ.

Liên minh quân sự với một cầu thủ lớn trong khu vực là Iran và tiếp theo nâng tầm mối quan hệ với Israel lên một cấp độ mới…là những kết quả quan hệ đối ngoại được hình thành trực tiếp sau khi Nga can thiệp quân sự tại Syria.

Tuy nhiên, ý nghĩa của sự thành công mặt quân sự của Nga không chỉ vậy mà còn tạo nên một chấn động lớn tại Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu.

Ai Cập tiên phong!

Dù không đánh bật Mỹ-NATO ra khỏi Trung Đông, nhưng Nga đã thi thố một sức mạnh quân sự đủ khả năng đè bẹp sự thống trị độc nhất của Mỹ-NATO tại Trung Đông.

Sự kiện khi 26 quả tên lửa Kalibr của Nga phóng lên từ biển Caspian là dấu chấm hết sự độc tôn của Mỹ, đã “hạ bệ thói ngạo mạn cố hữu, vô lý của Mỹ”, “khiến NATO hoảng loạn”…chỉ là một trong số các hoạt động quân sự khác của Nga thách thức ngạo nghễ Mỹ trên chiến trường tại Syria.

Kết quả từ sức mạnh quân sự Nga là tạo ra một chấn động địa chính trị tại Trung Đông tác động lớn đến tình hình chính trị, quân sự thế giới.

Một số quốc gia Trung Đông trước đây trung thành với Mỹ với lý do e sợ sức mạnh Mỹ, tin tưởng vào ô bảo vệ của Mỹ thì nay tư tưởng đó đã thay đổi. Họ sẵn sàng phản ứng lại với Mỹ, không ngoan ngoãn như xưa (vì đã có sự lựa chọn khác) nếu như Mỹ bất chấp lợi ích quốc gia của họ.

Thực tế, Mỹ không phải, không còn là thế lực mạnh duy nhất, đã thay đổi tư duy đối ngoại của nhiều quốc gia Trung Đông, Bắc Phi (bờ Tây Địa Trung Hải) và là điều kiện để Nga xâm nhập vào thị trường độc quyền của Mỹ chiếm lĩnh sau chiến tranh lạnh.

Trong cuộc chiến Syria, có nhiều quốc gia “trở cờ” với Mỹ khi từ chỗ chống Nga nay hợp tác với Nga như Iraq, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và ngay cả Arabia Saudi, Qatar. Ở đây, chúng ta quan tâm đến Ai Cập vì nó có liên quan đến trò chơi địa chính trị của Nga tại Lybia.

Nếu như không ai ngạc nhiên về mối quan hệ Nga-Iran vì Iran và Mỹ đối đầu nhau trong nhiều thập kỷ, thì bây giờ dư luận lại ngạc nhiên khi Ai Cập từ lâu đã là một đối tác quan trọng của Washington trong lĩnh vực quân sự và ngoại giao, đang ở vị trí thứ hai về viện trợ quân sự của Mỹ, và sự hợp tác vẫn tiếp tục ngay cả sau khi quan hệ với Tổng thống Obama đã có căng thẳng do can thiệp vào tranh dành quyền lực của Tổng thống Al-Sisi vào năm 2013…lại quan hệ mật thiết quân sự với Nga.

Chắc chắn thông điệp sức mạnh quân sự từ Syria và lập trường cứng rắn, không bỏ rơi đồng minh, bạn bè, mà Nga đã thể hiện tại Syria với chính quyền Assad đã khiến không chỉ Ai Cập “thừa nhận vị thế mới xuất hiện của Nga”.

Đã xuất hiện cố vấn quân sự Ai Cập tại Syria hỗ trợ cho Assad. Đặc biệt, một cuộc tập trận đầu tiên của Nga tại Bắc Phi giữa Nga và Ai Cập đã diễn ra trên biên giới với Lybia, khu vực do quân đội của tướng Khalifa Haftar kiểm soát.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/dau-vet-nga-tai-tay-dia-trung-hai-putin-dang-sua-sai-3329617/