Đầu tư 'mì ăn liền', thu phí cao là phương án BOT siêu lợi nhuận

Trước những phản đối về mức thu phí tại trạm BOT Cai Lậy, ông Nguyễn Xuân Thành đề xuất dùng Quỹ bảo trì đường bộ hoàn trả 300 tỷ đồng vốn bỏ ra để gia cố QL1 và phần lãi cho nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận phương án hoàn vốn ngay chứng tỏ bỏ tiền gia cố và thu phí đầu tư này là siêu lợi nhuận.

"Vỡ trận" trạm thu phí vì nhiều tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy.

Dân náo loạn vì bãi đỗ xe lớn nhất Linh Đàm bị đóng cửa

Người dân sống tại các tòa nhà HH khu đô thị Linh Đàm cho biết, với 12 tòa nhà cao tầng có đến cả vạn dân sinh sống nhưng ngoài một tầng hầm để xe, toàn khu HH không có lấy một điểm đỗ ô tô. Sự việc này đã diễn ra kể từ năm 2014 (thời điểm các tòa nhà này đi vào hoạt động).

Trước tình trạng trên, một số đơn vị doanh nghiệp (DN) tư nhân, sau khi thỏa thuận với chủ sở hữu đã tận dụng các phần đất xây nhà, đất dự án chưa triển khai để cải tạo thành những điểm trông giữ có thu phí phục vụ người dân trong vùng. (Xem tiếp)

BOT Cai Lậy: Đầu tư “mì ăn liền”, thu phí cao là phương án siêu lợi nhuận!

Trước những phản đối về mức thu phí đánh đồng thấp nhất 35.000 đồng/lượt tại dự án BOT Cai Lậy của các tài xế dù đi qua 12 km đường tránh hay 26,5 km Quốc lộ 1 được tăng cường gia công mặt đường, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển Đại học Fulbright đã có những chia sẻ với với P.V  xung quanh việc đầu tư dự án BOT này.

Ông Nguyễn Xuân Thành đề xuất dùng Quỹ bảo trì đường bộ hoàn trả 300 tỷ đồng vốn bỏ ra để gia cố QL1 và phần lãi cho nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư không chấp nhận phương án hoàn vốn ngay chứng tỏ bỏ tiền gia cố và thu phí là đầu tư này siêu lợi nhuận... (Xem tiếp)

Giang Kim Đạt phủ nhận tham ô 16 triệu USD của Vinashinlines

Sáng 17/8, sau phần làm thủ tục, phiên tòa xét xử đại án tham nhũng xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines) bước vào phần xét hỏi.

Tại phiên tòa chỉ có mặt 3 bị cáo: Trần Văn Liêm (SN 1955, cựu TGĐ Vinashinlines), Giang Kim Đạt (SN 1977) – cựu quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines và Trần Văn Khương (SN 1950, cựu kế toán trưởng Vinashinlines). Các bị cáo này bị quy kết tội Tham ô tài sản.

Bị cáo Giang Văn Hiển (SN 1950) – bố đẻ của Giang Kim Đạt bị quy kết tội Rửa tiền không có mặt tại phiên tòa. Bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt. (Xem tiếp)

Làm đặc khu kinh tế: Đừng làm “tổ chim sẻ” đón “phượng hoàng”

Ở Việt Nam, ý tưởng phát triển các khu kinh tế đặc biệt đã có từ những năm 1990 tại một số văn kiện của Đảng. Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII đã đề ra yêu cầu “quy hoạch các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt”.

Đặc khu là mô hình được nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển, theo đuổi. Trên thế giới hiện có khoảng hơn 100 nước hình thành các đặc khu kinh tế, đặc khu hành chính, khu kinh tế tự do... Ở Trung Quốc, một số đặc khu kinh tế được hình thành từ cuối năm 1979 và rất thành công như Thâm Quyến, Hạ Môn, Sán Đầu và Chu Hải... (Xem tiếp)

“Cục trưởng nào nói "anh cứ cải cách đi" còn bản thân không chịu thì đưa ra khỏi bộ máy”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói như vậy khi nghe TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phản ánh: “Có nhiều thủ tục rất vô lý, kiến nghị nhiều năm, qua nhiều hội thảo nhưng có cục, vụ nói thế này, “các anh giỏi thì các anh đi thay đổi đi, còn tôi không thay đổi”.

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc chiều 16/8, Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính đạt một số kết quả, đã làm được một số việc cho người dân bớt khổ, doanh nghiệp bớt phiền hà vì nhiều thủ tục hành chính. (Xem tiếp)

Thôi chức vụ quản lý vẫn làm Bí thư Đảng ủy

Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Ảnh: CHÍ HIẾU

Trong khi hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp tại 12 dự án thua lỗ của ngành công thương bị xử lý kỷ luật ở nhiều mức độ khác nhau thì trường hợp ông Trần Văn Khâm, Bí thư Đảng ủy Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (Tisco), là một câu chuyện đặc biệt. Ông Khâm nguyên là Phó tổng giám đốc Tisco trong giai đoạn triển khai mở rộng dự án gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2) - một trong 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ của ngành công thương.

Đến năm 2009, ông lên làm tổng giám đốc và kiêm luôn chức vụ chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp (DN) và nắm giữ hai vị trí quyền lực nhất này trong 5 năm kế tiếp. Đây cũng là giai đoạn mà dự án này gần như giẫm chân tại chỗ với những rắc rối liên quan đến nhà thầu, chậm tiến độ và đội vốn khủng. (Xem tiếp)

Công bố quyết định thành lập Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục phòng, chống thiên tai

Được biết, Tổng cục Phòng, Chống thiên tai được thành lập mới theo Quyết định số 26/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Tổng cục Thủy lợi được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức theo Quyết định 25/2017/QĐ-TTg. Theo các quyết định của Chính phủ, cả hai tổng cục này trực thuộc Bộ NN-PTNT và có hiệu lực kể từ ngày 18/8/2017.

Ngoài việc cơ cấu lại tổ chức của Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, Chống thiên tai còn được Chính phủ giao nhiều nhiệm vụ liên quan tới công tác phòng ngừa và kiểm soát rủi ro thiên tai, ứng phó với thiên tai, khắc phục hậu quả thiên tai, quản lí về đê điều… và nhiều nhiệm vụ giúp việc cho Bộ NN-PTNT cũng như thường trực BCĐ Phòng chống thiên tai Trung ương. (Xem tiếp)

TUẤN VIỆT

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/dau-tu-mi-an-lien-thu-phi-cao-la-phuong-an-bot-sieu-loi-nhuan-3087911.html