“Đấu trường sinh tử” đoán trước được chiến thắng của Donald Trump?

Các nhà làm phim Hollywood đã đưa tình hình chính trị thực tế vào điện ảnh rất nhiều lần, mỗi bộ phim lại mang một thông điệp riêng. Với The Hunger Games (Đấu trường sinh tử), câu chuyện được phản ánh, vô tình lại có những sự trùng hợp bất ngờ với chiến dịch tranh cử của Donald Trump.

Trong suốt cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được tường thuật trực tiếp trên kênh NBC vào ngày 8/11, cứ mỗi khi một bang nào đó công bố ứng cử viên thắng cuộc, hình ảnh của Donald Trump hoặc bà Hillary Clinton lại xuất hiện trên tòa tháp chọc trời 30 Rockefeller Plaza ở New York, với phông nền là lá quốc kì Mỹ vẫy một cách đầy hào hùng.

Đó quả thực là một hình ảnh quen thuộc đến thú vị. Những ai thích điện ảnh hẳn sẽ nhận ra sự tương đồng của phong cách ăn mừng chiến thắng này với một cảnh trong loạt phim chuyển thể The Hunger Game). Bất cứ khi nào một trong những đại diện từ các quận tham gia cuộc chiến sinh tử bị giết chết, kênh truyền hình của chính quyền tàn ác Capitol lại chiếu ảnh của họ trên bầu trời cùng với tên quận của họ như một cách tưởng nhớ dã man.

Thật kỳ lạ là The Hunger Games đã đoán biết được tình hình chính trị trong và ngoài nước Mỹ vài năm qua. Trong vụ biểu tình Ferguson, những người tham gia diễu hành viết nguệch ngoạc khẩu hiệu trong phim lên cổng vòm ở St. Louis. Năm 2014, sau nhiều tháng bất ổn kéo dài, quân nhiều người biểu tình đã giơ ba ngón tay, cử chỉ giống trong phim The Hunger. Nhưng khác với thông điệp của hành động giơ ba ngón tay trong phim là thể hiện sự cảm kích và tôn trọng, những người biểu tình ở Thái Lan lại sử dụng cử chỉ này để thể hiện “sự tự do, bình đẳng và tình anh em”.

Các diễn biến của Đấu trường sinh tử dường như có một sự tương thích với lĩnh vực chính trị bởi vì các nhà làm phim đã hiểu được gốc rễ của văn hóa Mỹ, và căn bản của việc vì sao Trump lại được công chúng ủng hộ nhiệt liệt trong suốt chiến dịch tranh cử. Đó là một thực tế trong nền văn hóa Mỹ. Một trận tượng thuật có sự hấp dẫn mạnh mẽ hơn tất cả mọi thứ, mọi thời điểm, dù bạn có ở phe nào đi nữa.

The Hunger Games biết rằng để chiến thắng trêm mặt trận PR, đòi hỏi những người vận động phải nghĩ ra được một câu chuyện hay.

Nội dung của phim nói về thời kỳ giả tưởng, trong đó trái đất đã bị thống trị bởi một chính phủ độc tài, tham lam vô độ khiến công dân rơi vào cảnh lầm tham. Những người nghèo không được quyền bầu cử, và mỗi năm, một số thanh thiếu niên bị lựa chọn một cách may rủi sẽ phải tham gia một trò chơi kinh hoàng, trong đó họ phải tìm cách giết lẫn nhau để giành quyền sống sót. Quá trình dã man này được quay và phát trực tiếp lên truyền hình, mọi người dân đều bắt buộc phải theo dõi.

Nhưng điều quan trọng nhất mà bộ phim dựa trên tiểu thuyết muốn truyền tải không phải là cách kênh truyền hình mua vui bằng hình thức giải trí bệnh hoạn với các vụ giết người của thanh thiếu niên. Ý tưởng ở đây là, để chiến thắng trong đấu trường này, bạn không cần thiết phải quá mạnh mẽ hay là một chiến binh dũng mãnh. Bạn cần sự khác biệt, cần một câu chuyện hấp dẫn.

Nguyên nhân là bởi, những người “hâm mộ” có thể chọn để tài trợ cho một thí sinh mà mình yêu thích bằng cách gửi tiền để mua thực phẩm hoặc các loại vũ khí, vật tư gửi cho họ. Do đó để giành chiến thắng, các thí sinh cần phải lấy được lòng người xem bằng nét riêng biệt của mình: một số mạnh mẽ gan lì, một số tỏ ra ranh mãnh, có người lại tận dụng sự khêu gợi của bản thân.

Cuối cùng, hai nhân vật chính, Katniss và Peeta không giành chiến thắng vì họ mạnh hơn, có đạo đức hay xứng đáng hơn những người khác. Họ sống sót bởi có một câu chuyện tốt hơn: chuyện tình trẻ tuổi đáng ngưỡng mộ, với những kịch tính hấp dẫn, và đó là điều khiến người xem trò chơi cảm thấy bị thu hút.

Và kết quả là chuyện tình của họ trở thành công cụ để hạ gục chính phủ độc tài. Câu chuyện không nhằm phản ánh thực tế về việc chính phủ buộc công dân gửi con cháu đến chỗ chết mỗi năm, cũng không xoay quanh việc người dân chết đói trên đường phố. Thực tế nằm ở câu chuyện về hai thiếu niên cùng câu chuyện tình đẹp đẽ đã được phong trào cách mạng tận dụng để dựng nên những thước phim tuyên truyền rung động người xem. Đó chính là điều làm dâng lên đợt sóng thủy triều cho cuộc cách mạng, giúp phá hủy nhà nước độc tài toàn trị Capitol.

Tương tự như bộ phim, Donald Trump đã chứng minh rằng một câu chuyện hay có thể đem lại sức mạnh to lớn như thế nào.

Một người dùng Twitter bông đùa: "2016, người ta dự đoán Trump sẽ không thắng. 2017, họ cho rằng Trump không thể ra những quyết định điên rồ. 2018, người ta hỏi nhau "Bạn có xem trò chơi sinh tử tối nay không? Hi vọng quận của tôi sẽ thắng".

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thành công của vị tỷ phú trong cuộc bầu cử này. Đương nhiên các yếu tố góp phần giúp Trump đã, đang và sẽ bị đem ra mổ xẻ, phân tích đúng sai. Nhưng, chớ quên rằng Trump là một người đã có kinh nghiệm dạn dày đối với truyền hình thực tế. Ông thừa biết cách “bán” một câu chuyện cho công chúng, hay làm cách nào để biết khán giả muốn gì và đem nó cho họ như thế nào. Và đây là một phần dẫn đến sự bứt phá ngoạn mục của ông.

Mọi người chắc sẽ chẳng cảm thấy vui vẻ hay lấy làm hãnh diện gì khi nền văn hóa của mình lại có thể dễ dàng bị một điều cơ bản như truyền hình thực tế ảnh hưởng nhiều đến mức có thể tác động đến cuộc bầu cử của các đại cử tri đại diện cho từng bang. Nhưng hóa ra đây là một thực tế rõ ràng. Nếu cuộc bầu cử Tổng thống lần này đã chứng minh được biết cứ điều gì, thì đó là không thể đánh giá thấp sức mạnh của một câu chuyện có hiệu quả.

Các nhà làm phim The Hunger Games đã biết điều đó từ lâu. Và sự hiểu biết này giúp họ tạo nên một thế giới phản địa đàng thuyết phục đến vậy.

Lan Phương

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/the-gioi-thoi-su/%e2%80%9cdau-truong-sinh-tu%e2%80%9d-doan-truoc-duoc-chien-thang-cua-donald-trump