Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi

Nhiều dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi bị nhầm lẫn với dấu hiệu của tuổi già. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh trầm cảm ở người cao tuổi ngày càng trầm trọng.

Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi

Những dấu hiệu dưới đây bạn cần hết sức để ý, vì đó có thể là biểu hiện của chứng trầm cảm ở người cao tuổi.

Nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải dễ dàng vì hay bị nhầm lẫn với dấu hiệu của tuổi già.

Nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải dễ dàng vì hay bị nhầm lẫn với dấu hiệu của tuổi già.

Đau lưng, đau khớp có thể là dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi

Ở những người lớn tuổi, các cơn đau khớp, đau lưng mạn tính là dấu hiệu không thể bỏ qua. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Arthritis cho thấy, khoảng 12% người bị đau khớp hông hoặc khớp gối bị trầm cảm (so với con số 6,6% dân số nói chung). Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy, các cơn đau và trầm cảm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể, cơn đau có thể dẫn đến trầm cảm, còn trầm cảm khiến những cơn đau thêm tồi tệ.

Suy giảm nhận thức ở người cao tuổi

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bộ nhớ, sự tập trung, lời nói và chuyển động… Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2004 chỉ ra rằng, hơn ½ số người tham gia bị trầm cảm vào cuối đời gặp vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc xử lý thông tin như ra quyết định, lý luận… Vấn đề này thường bị nhầm lẫn với bệnh mất trí nhớ.

Đau đầu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Mặc dù không phổ biến, song nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và đau đầu. Ví dụ, trong năm 1999, tạp chí Pain đã tiến hành khảo sát 1.421 người cao tuổi Trung Quốc. Theo đó, những người bị đau nửa đầu nghiêm trọng, đau đầu thường xuyên rất dễ mắc trầm cảm. Một nghiên cứu năm 2008 ở những bệnh nhân đau nửa đầu ở độ tuổi 50 chỉ ra rằng, gần 50% trong số họ gặp phải các triệu chứng trầm cảm từ nhẹ đến trung bình. Trầm cảm có thể khiến những cơn đau đầu thêm trầm trọng và ngược lại.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người già mắc bệnh trầm cảm, tuy nhiên, về cơ bản thì có thể tóm gọn lại một số nguyên nhân sau:

Do căng thẳng quá mức, bạn đời mất, con cái hư hỏng, gia đình li tán, thất nghiệp, đời sống vật chất khó khăn, thay đổi chỗ ở hoặc sau những cơn bệnh nặng như tai biến, tim mạch, tiểu đường,.. bệnh đột ngột, gây hoang mang, rối loạn sinh hoạt trong gia đình.

Di truyền: Nếu có một thành viên nào trong gia đình mắc bệnh thì cũng có nguy cơ mắc bệnh, không nhất thiết phải là cha mẹ mắc bệnh truyền cho con cái. Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam.

Do tác dụng phụ của việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh khác.

Lạm dùng và nghiệm rượu.

Mắc bệnh lâu dài sống phụ thuộc vào người xung quanh.

Không có con cháu, người thân chăm sóc.

Phương Vũ

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/dau-hieu-tram-cam-o-nguoi-cao-tuoi-d106607.html