Đào tạo nghề - chuyện hài hước!

Đào tạo nghề nông đang mang tính phong trào. Ở Lai Châu chẳng hạn, dù xác định cây caosu, chè, lúa chất lượng cao là mũi nhọn kinh tế của địa phương. “Thế nhưng việc đào tạo nghề lại lo đi hướng dẫn nuôi công, phượng, trĩ”. Trồng đến 200ha caosu, nhưng đến lúc cạo mủ thì công nhân không biết cạo ra sao.

Trên bình diện các con số, chúng ta có một nền nông nghiệp mà ở đó trong số 25 triệu lao động chỉ có 5 triệu qua đào tạo. Và đó là thứ đào tạo mà chính Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng bức xúc: “Ở Quốc hội, có đại biểu nói với tôi, cần xem lại, chứ nếu đào tạo có mấy tuần mà có một nghề. Đó là đào tạo nghề hay chỉ là bồi dưỡng kiến thức? Còn 67,2% những người đã “qua đào tạo” khi học nghề vẫn tiếp tục làm… nghề cũ. 130 nghề có giáo trình, nhưng nhiều cơ sở vẫn chưa đáp ứng được điều người dân cần, địa phương muốn. Trong khi, các trung tâm đào tạo, dạy nghề lo đi

Đây là những thực tế được nêu ra trong một hội nghị toàn quốc về đào tạo nghề nông. Vâng, đó là thứ đào tạo nghề bất cập và hài hước. Có ở nơi nào “Một xã đào tạo 20 người học nghề sửa chữa xe máy, trong khi cả làng có không quá 10 cái xe”. Có ở nơi nào lại đi “dạy nghề sửa vi tính đại trà cho người vùng sâu vùng xa”, thứ bất cập mà có ĐBQH đã bình luận không ít chua chát “giống y như là dạy cho người thành phố học sửa tàu vũ trụ vậy”.

Chính Bộ trưởng Phát cũng rất thẳng thắn thật thà khi nhìn nhận các vấn đề nông nghiệp từ chuyện bé đến cái lớn. Bé là chuyện ngành chăn nuôi và manh mún đến mức “đến giờ vẫn dùng lợn đực đi nhảy lung tung”. Lớn, là chuyện “nền nông nghiệp hàng xén”- chữ dùng của bộ trưởng - “Cái gì cũng có, nhất nhì thế giới, nhưng chất lượng, giá trị không cao; đào tạo tốn kém, hiệu quả thấp”.

Và sau đó, tư lệnh ngành nông nghiệp yêu cầu “cần đào tạo ngay 10.000 dẫn tinh viên” (người lấy tinh lợn). Nhưng nếu chỉ có thế có lẽ là chưa đủ. Trong báo cáo tại hội nghị, có một chi tiết nhỏ nhưng lại là nguyên nhân của mọi nguyên nhân: Liệu có ở nơi nào đào tạo nghề mà lại “không gắn với sản xuất”?

Nông nghiệp - trụ đỡ của nền kinh tế - với cả ngàn năm lịch sử và gần 30 năm sau đổi mới vẫn tiểu nông, vẫn manh mún, vẫn “hàng xén” mà chuyện “dùng lợn đực đi nhảy lung tung” chỉ là một trong vô số những câu chuyện cười ra nước mắt.

Những điều Bộ trưởng Phát nhận xét đều đúng. Quá đúng. Nhưng trong đó đã có sẵn những câu hỏi tại sao rất lớn, không ít bức xúc và đã được đặt ra từ hàng chục năm nay. Chỉ có điều, ai sẽ là người trả lời câu hỏi ấy nếu không phải là chính ngành nông nghiệp.

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/dao-tao-nghe-chuyen-hai-huoc-199263.bld