Đáng nể súng chống tăng SPG-9 do Việt Nam sản xuất

Súng chống tăng SPG-9 do Việt Nam sản xuất là một trong những hỏa lực dành cho bộ binh có sức công phá rất mạnh, tầm bắn xa.

Kênh Quốc phòng Việt Nam mới đây đã thực hiện phóng sự về công tác huấn luyện các loại hỏa lực tại Sư đoàn bộ binh 312. Trong đó đáng kể tới là hỏa lực súng chống tăng SPG-9 do Việt Nam tự sản xuất. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Kênh Quốc phòng Việt Nam mới đây đã thực hiện phóng sự về công tác huấn luyện các loại hỏa lực tại Sư đoàn bộ binh 312. Trong đó đáng kể tới là hỏa lực súng chống tăng SPG-9 do Việt Nam tự sản xuất. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Đây là một trong những hỏa lực mạnh được trang bị cho các đơn vị bộ binh Việt Nam, chúng có sức công phá cao, tầm bắn xa, tạo thành những “quả đấm hạng nặng” trên chiến trường. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Để làm chủ và phát huy tối đa hỏa lực này, Tiểu đoàn 15 súng pháo SPG-9 của Sư đoàn 312 đã có nhiều biện pháp đổi mới công tác huấn luyện, trong đó đơn vị chú trọng bồi dưỡng đội ngũ khẩu đội trưởng, coi đây là hạt nhân lan tỏa trong từng nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

“Để làm tốt được việc chiếm lĩnh, các đồng chí trong khẩu đội phải chấp hành nghiêm khẩu lệnh, và làm đúng yếu lĩnh động tác, đồng thời là phải có thời gian rèn luyện để động tác nhuần nhuyễn hơn ạ”, chiến sĩ Trần Cao Nguyên - Khẩu đội trưởng Khẩu đội 2, Đại đội 2, Tiểu đoàn 15, Sư đoàn 312 cho biết. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Súng chống tăng SPG-9 Kopye được coi là một trong những loại vũ khí chống tăng hiệu quả, súng được phát triển vào đầu thập niên 1960 bởi Liên Xô. Việt Nam được cung cấp từ những năm tháng kháng chiến và sau đó sử dụng rộng rãi tới ngày nay rồi từng bước làm chủ công nghệ tự sản xuất trong nước. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Tại Việt Nam, súng chống tăng SPG-9 được sản xuất tại nhà máy Z125 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng với một số cải tiến phù hợp điều kiện tác chiến tại khu vực miền núi, điều kiện môi trường nóng ẩm, tác chiến bộ binh mang vác,... Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Súng chống tăng SPG-9T có trọng lượng 47,5kg, khi lắp giá 3 chân súng có trọng lượng 59,5kg. Chiều dài súng 2,11m, chiều rộng 99cm, chiều cao 88cm. Nòng của SPG-9 là súng nòng trơn không có rãnh xoắn, được lắp đặt tay cầm để kéo súng khi cơ động, đầu ngắm cơ khí, bộ gá khung thước ngắm và thanh trượt, bộ phận bọc nòng súng, tránh cho xạ thủ không bị bỏng khi bắn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Kính ngắm quang học PGOK-9VN do nhà máy Z199 sản xuất cho súng chống tăng SPG-9 trong nước. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Mẫu kính này làm theo loại PGOK-9 vốn trang bị trên các phiên bản súng SPG-9M ở Liên Xô. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Súng không giật SPG-9 sử dụng hai loại đạn gồm: đạn nổ phá tiêu chuẩn OG-96 khối lượng là 5,5 kg, đạn chống tăng hiệu ứng nổ lõm PG-9B khối lượng 4,4 kg. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Bộ phận cơ khí để tháo đuôi ống phóng sau khi bắn, các bộ phận của thiết bị điện kích nổ liều phóng. Nòng súng được kết nối với bộ phận khóa nòng dưới dạng loa phụt và tay khóa bệ khóa nòng, cho phép mở khóa nòng nạp đạn và đóng khóa nòng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Đạn chống tăng với động cơ đẩy phản lực được phóng ra khỏi nòng súng bằng liều phóng với vận tốc ban đầu là 435 m/s, trên đoạn đầu của quỹ đạo đường đạn đạn SPG khởi động động cơ phản lực và tăng tốc lên đến 700 m/s. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Khi bắn, phía sau của súng tạo ra một khoảng nguy hiểm do lửa phản lực của liều phóng với bán kính 30m và góc mở 90°. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

Tùy loại đạn mà tầm bắn của SPG-9 đạt từ 1,3-6,5km. Ví dụ với đạn nổ lõm chống tăng PG-9 đạt tầm bắn 800m tới 1,3km với sức xuyên giáp tương đương 300mm thép; đạn chống tăng PG-9VNT đạt tầm bắn 700m tới 1,2km nhưng tăng sức xuyên lên 550mm hoặc 400mm kèm khả năng phá giáp ERA; đạn nổ phá chống bộ binh OG-9VM đạt tầm bắn 4,5km và lên tới 6,5km với đạn OG-9BG1. Hiện nay, các loại đạn này Việt Nam đã tự sản xuất được trong nước. Nguồn ảnh: Kênh QPVN

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dang-ne-sung-chong-tang-spg-9-do-viet-nam-san-xuat-902954.html