Dân Hà Nội 'lén' chơi súng hơi airsoft

(Zing) - “Ngày mai đi từ sáng sớm nhé. Không máy ảnh, không máy ghi âm, không phỏng vấn”, T.A. nhắn tin gọn lỏn, không quên dặn đi dặn lại người viết phải nhận là “em họ” của anh ta.

Sáng ngày cuối tuần, T.A. lái xe chạy trên đường Láng - Hòa Lạc và rẽ vào một công trường xây dựng vẫn đang trong giai đoạn thi công thô. “Trong đội có người làm bên xây dựng nên các buổi offline thường diễn ra ở các công trường ven đô vào cuối tuần khi công nhân nghỉ hết, vừa kín đáo, xa trung tâm, lại có nhiều địa hình lắt léo, nhiều nơi ẩn nấp lý tưởng cho bối cảnh chiến đấu. Cứ mỗi tháng đều đặn 2 Chủ nhật, anh em vẫn gặp gỡ để dàn trận”. Vừa nói, tay nhân viên ngân hàng này vừa đỗ xe vào giữa 2 chiếc ô tô khác cũng của thành viên trong đội chơi. Ở nhiều nước trên thế giới như Brazil, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Italy... sử dụng và chơi airsoft được coi là hợp pháp (tất nhiên là có kèm theo những quy định rõ ràng). Tại một số nước châu Á như Indonesia, Philippine, Nhật Bản... phong trào Airsoft cũng khá phát triển. Tại quốc gia sản xuất nhiều súng Airsoft nhất hiện nay là Trung Quốc, thực tế thì việc sở hữu loại súng này là hợp pháp, nhưng hầu hết cảnh sát đều không biết làm cách nào để phân biệt giữa súng thật và súng airsoft, thế nên trong... quan điểm của phần lớn người dân nước này, airsoft "có vẻ như" là bất hợp pháp, mặc dù chẳng có văn bản, chế tài chính thức nào được ban hành để quản lý. Tại Việt Nam, mức độ sở hữu và chơi Airsoft chưa thực sự phổ biến, chỉ dừng lại ở mức "có hiện tượng", nên cũng chưa có văn bản quản lý cụ thể riêng cho loại đồ chơi này. Theo tìm hiểu của Zing, Airsoft hiện chỉ được xếp vào danh mục đồ chơi nguy hiểm, chứ không phải là vũ khí cháy nổ... nên người tàng trữ nếu bị phát hiện cũng chỉ bị xử phạt hành chính. Ở nhiều nước trên thế giới như Brazil, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Italy... sử dụng và chơi airsoft được coi là hợp pháp (tất nhiên là có kèm theo những quy định rõ ràng). Tại một số nước châu Á như Indonesia, Philippine, Nhật Bản... phong trào Airsoft cũng khá phát triển. Tại quốc gia sản xuất nhiều súng Airsoft nhất hiện nay là Trung Quốc, thực tế thì việc sở hữu loại súng này là hợp pháp, nhưng hầu hết cảnh sát đều không biết làm cách nào để phân biệt giữa súng thật và súng airsoft, thế nên trong... quan điểm của phần lớn người dân nước này, airsoft "có vẻ như" là bất hợp pháp, mặc dù chẳng có văn bản, chế tài chính thức nào được ban hành để quản lý. Tại Việt Nam, mức độ sở hữu và chơi Airsoft chưa thực sự phổ biến, chỉ dừng lại ở mức "có hiện tượng", nên cũng chưa có văn bản quản lý cụ thể riêng cho loại đồ chơi này. Theo tìm hiểu của Zing, Airsoft hiện chỉ được xếp vào danh mục đồ chơi nguy hiểm, chứ không phải là vũ khí cháy nổ... nên người tàng trữ nếu bị phát hiện cũng chỉ bị xử phạt hành chính. “Không phải tất cả, nhưng một số người chơi có ô tô đều tự nguyện đi đón các anh em khác. Đơn giản bởi đi offline Airsoft, mỗi người đều phải tự mang súng ống, quân trang của riêng mình. Mà những thứ như thế, anh em đi bằng xe máy không tiện”. Quả là nhìn vào bộ “đồ nghề” kềnh càng trong cốp xe của T.A., khó ai nghĩ rằng chúng có thể vận chuyển được bằng xe máy. Mỗi người chơi Airsoft cần có tối thiểu 2 khẩu súng hơi, trang phục đặc chủng gồm áo, quần nhà binh, áo giáp, giày khủng bố, bảo vệ đầu gối, khuỷu tay, kính, găng, mặt nạ, bao súng lục và máy bộ đàm (chi phí cho mỗi bộ như thế này có thể lên đến hơn chục triệu đồng)… Nghĩa là để tham gia trò chơi, mỗi người chơi đều sẽ phải xuất hiện trong bộ dạng của một tay lính biệt kích thực thụ. Airsoft, cách gọi đơn giản hơn của Airsoft Gun (súng hơi nhẹ), thực chất là những món đồ chơi tái tạo lại hình dáng y hệt súng thật, bắt nguồn từ Nhật Bản vào những năm 1980 và du nhập vào Việt Nam vào cuối thập niên 1990 dưới dạng những khẩu súng lò xo đơn giản bằng nhựa, xuất xứ từ Trung Quốc. Dần dà nhiều người chơi Airsoft Gun tụ tập lại với nhau, tận dụng khả năng bắn đạn nhựa của súng để đánh trận giả. Và từ đó, cụm từ “thú chơi Airsoft” không còn tập trung vào việc sở hữu súng nữa mà chủ yếu dùng để chỉ cách chơi. “Không có loại súng thật nào trên thế giới mà không có phiên bản Airsoft nhái lại tương tự. Nhiều khi rất khó để phân biệt giữa súng thật và súng Airsoft bởi từ hình dáng đến trọng lượng, chất liệu, màu sắc đều khá giống. Do đó, thông thường, đầu súng Airsoft được sơn màu vàng hoặc cam để tránh gây nhầm lẫn”, T.A. tiếp. “Tuy nhiên, cơ cấu bắn của Airsoft thì hoàn toàn khác so với súng thật, yếu hơn rất nhiều. Bởi thế nó mới trở thành trò chơi”. Theo quan sát, thực ra mức độ gây sát thương của Airsoft không mạnh, nhưng nếu ở khoảng cách 2-3m, viên đạn nhựa 6mm của một số loại súng AEG (Airsoft Electric Rifle – súng hơi điện) được dân chơi ưa chuộng cũng có thể bắn thủng lon bia. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ quân trang khi chơi như đã kể ở trên, thì người chơi gần như không phải lo lắng khi bị dính đạn. “Tôi nhắc lại quy định để những người mới đến nắm rõ. Không được bắn ở khoảng cách gần hơn 5m. Không tiếp tục bắn khi đối thủ đã ‘chết’ hoặc ‘xin chết’. Tự nguyện ‘chết’ khi thấy bị trúng đạn”, người trưởng trò phổ biến. Trong một vài năm trở lại đây, người chơi ở Việt Nam bắt đầu “biết chơi” hơn. Hầu hết các loại súng họ sở hữu đều là những khẩu có hình dáng rất hầm hố và có giá từ 100 đến 300 USD, nghĩa là có vỏ làm bằng hợp kim và các bộ phận tháo rời. Hầu hết đều không còn bắn “phát một” như loại súng nhựa của chục năm về trước nữa mà có thể bắn liên tục vài trăm viên mỗi phút. Lực đẩy cũng được cải thiện để dùng điện hoặc gas để tăng độ giật cho giống thật. “Nói là những năm gần đây phong trào đi xuống chứ thật ra không phải. Chỉ có điều giờ người ta chơi kín hơn mà thôi. Việc mua súng Airsoft vẫn khá dễ dàng”, H., giám đốc trẻ của một công ty cho thuê địa ốc ở quận Hai Bà Trưng, khẳng định. “Giả dụ, tôi cần mua súng, tôi chỉ việc lên mạng, tìm loại mình ưa thích, rồi liên lạc với đầu nậu, thông báo hiệu súng. Người này, vốn có khá nhiều ‘đơn đặt hàng’, sẽ lên biên giới hoặc sang hẳn Trung Quốc đặt tiền mua. Nhưng sau đó, người này sẽ về tay không, ‘hàng’ sẽ được chuyển đến nhà anh ta sau đó. Toàn bộ thời gian hết khoảng 3 tuần”. Trên tầng 2 của khu chung cư đang ngổn ngang gạch vữa, 10 thành viên được nhanh chóng chia làm 2 đội “cảnh” và “cướp” (hay có cách gọi khác là “cảnh sát” và “khủng bố”). Mỗi đội chỉ có vài phút để tìm chỗ ẩn nấp trước khi “game” bắt đầu. Nếu là người sành về trò chơi điện tử, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy những gì họ đang nhìn thấy trước mặt giống hệt với cảnh tượng trong trò chơi Counter-Strike trên PC. Kiểu chơi thường được sử dụng nhất là Deathmatch, nghĩa là 2 đội bắn nhau, đội nào “chết” hết trước thì đội đó thua, hoặc nếu hết thời gian quy định (thông thường là 15-20 phút), đội nào còn nhiều người hơn sẽ thắng. Trong trường hợp lẻ ra một thành viên, toàn đội có thể thay đổi không khí bằng cách bốc thăm loại ra một người, để người này đóng vai con tin. Bên cảnh tìm cách giải thoát cho con tin này và đưa về vị trí an toàn, không để đạn “lạc” vào người con tin, bên cướp tìm cách quấy, cướp lại con tin. Còn nếu không có tay súng nào muốn làm con tin, người trưởng trò có thể đề xuất chơi theo kiểu Last Man Standing, nghĩa là mọi người bắn nhau loạn xạ, người cuối cùng còn sống sót là người chiến thắng. Chiến thuật di chuyển, phối hợp tác chiến, kỹ năng ngắm bắn… tất cả đều được vận dụng rất “chuyên nghiệp” trong mỗi game, đòi hỏi người chỉ huy của mỗi đội cần có tố chất chiến đấu thực thụ. “Chuyện lăn lê bò toài là bình thường. Đôi khi để tránh đạn, người chơi còn phải lộn vòng tròn trên sàn ấy chứ. Đó là lý do tại sao họ cần đến bảo vệ đầu gối và khuỷu tay. Có những chuyến đi chơi xa ở Sóc Sơn, Sơn Tây, chúng tôi phải lội ruộng, vén lau cao đến cả đùi để tìm đường đi”, H. kể. “Chúng nó ở tầng dưới, 2 cậu đi theo lối cầu thang bên phải, 2 cậu này theo tôi đi dọc hành lang sang bên kia bọc hậu”, trưởng trò ra lệnh. 4 anh lính nhanh nhẹn răm rắp làm theo. Được vài bước, đầu bên kia phát ra những âm thanh “tạch tạch tạch”, kèm theo đó là tiếng hô “Chết” rất to của cậu bạn vừa được chỉ đạo đi xuống. Anh này giơ súng quá đầu để báo hiệu cho mọi người mình đã bị loại và lầm lũi đi về nơi tập kết “không có chiến sự”. “Chơi Airsoft, anh em tự giác là chính. Cũng đôi khi có người ăn gian không kêu nếu ở xa, hoặc do đạn bắn yếu mà áo mặc lại dầy nên không biết… gây ra những tranh cãi nho nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều vui vẻ hô ‘chết’ và ra ngoài ngồi chờ vì chỉ sau đó khoảng 15 phút là game mới lại bắt đầu. Với lại, bị dính đạn mà không kêu nhanh, nó gí thêm cả băng nữa vào thì cũng toi”, T.A. vừa cười vừa nói. Cả buổi sáng, gần 10 game đã diễn ra… Thành viên nào cũng mệt nhoài, chân tay rã rời. Không ít người xin nghỉ trong lúc những tiếng tạch tạch vẫn vang đều sau lưng, lúc chiếc mặt nạ được tháo ra cũng là lúc cái miệng nhoẻn miệng cười thích thú trên khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi dù trời còn lạnh. Trên đường về, cảm giác rát rát khiến người viết đưa tay sờ lên cổ. Chiếc gương chiếu hậu trước mặt cho thấy đâu đó quanh cổ, bắp tay xuất hiện những vết bầm nho nhỏ do trúng đạn. “Kính bảo hộ là bắt buộc, chứ còn mặt nạ thì gần đây mới nhiều người đeo. Trước kia không có mặt nạ và quần áo thì sơ sài, anh em còn ‘dính nặng’ hơn nhiều”, xạ thủ 28 tuổi vừa cười khà khà vừa nói.

Nguồn Znews: http://www.zing.vn/news/xa-hoi/dan-ha-noi-len-choi-sung-hoi-airsoft/a79381.html