Đài Loan phản đối Philippines thêm tàu chiến tới Trường Sa, VN

(Phunutoday) – Philippines điều thêm 2 tàu chiến tới Bãi Cỏ Mây (thuộc Trường Sa của Việt Nam), Đàn Loan mạnh mồn phản đối, tàu Nhật – Trung lại đấu đầu ở Senkaku/Điếu Ngư… là tin tức thời sự chính ngày 26/5.

Tờ Manila Standard Today đưa tin, hôm 25/5, Hải quân Philippines đã điều thêm hai tàu đến bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Manila chiếm đóng phi pháp trước sự hiện diện của tàu chiến Trung Quốc tại đây. Hai tàu này ngoài nhiệm vụ tuần tra để theo dõi sự hiện diện của một tàu chiến và các tàu cá Trung Quốc ở bãi Cỏ Mây còn mang theo hàng tiếp tế đến cho các đơn vị đóng trên những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng. Ảnh Hải quân Philippines.

Thông tấn xã Đài Loan đưa tin, hôm 25/5, “Bộ Ngoại giao” Đài Loan đã lên tiếng phản đối Philippines điều tàu hải quân đến Bãi Cỏ Mây, một bãi cát ngầm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Philippines chiếm giữ trái phép, Trung Quốc và Đài Loan cũng đang tuyên bố “chủ quyền”). Thời gian gần đây Trung Quốc và Philippines đã điều tầu quân sự xâm nhập trái phép và canh chừng nhau tại Bãi Cỏ Mây. Ảnh Chiếc tàu cũ được Philippines sử dụng làm căn cứ chiếm đóng phi pháp bãi Cỏ Mây.

Đài Loan cho rằng, động thái của Philippines là xâm phạm (cái gọi là) chủ quyền của Đài Loan. Động thái này của Đài Loan rõ ràng đã làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông - Trường Sa, hòng thu hút sự chú ý của dư luận cũng như tìm cách tham dự vào tiến trình giải quyết tranh chấp lãnh hải trong khu vực mà lâu nay vẫn bị Trung Quốc ngăn cản. Ảnh xác chiếc tàu cũ được Philippines cố ý đánh chìm trái phép tại Bãi Cỏ Mây năm 1999 làm nơi đồn trú cho khoảng 1 tiểu đội thủy quân lục chiến.

Tờ Kyodo (Nhật Bản) đưa tin, khoảng 10h sáng 26/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát song phía Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cũng tuyên bố chủ quyền. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã phát tín hiệu cảnh báo các tàu trên không xâm phạm lãnh hải Nhật Bản song không nhận được trả lời. Đây là vụ xâm nhập thứ 46 của Trung Quốc kể từ tháng 9/2012 tới nay. ẢNh tàu Nhật xua đuổi tàu Trung Quốc tới Senkaku/Điếu Ngư hồi năm 2012.

Trong khi đó, trang tin chính thức của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) lại nói rằng, ba tàu hải giảm Trung Quốc ngày 26/5 đã “xua đuổi” các tàu của Nhật Bản “bị phát hiện đi vào vùng lãnh hải thuộc quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku)”. Ảnh tàu hải giám Trung Quốc.

Hãng tin Yonhap (HQ) ngày 26/5 đưa tin, Quân đội Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch mua 20 chiếc máy bay tuần tra biển chống ngầm thay thế cho 16 chiếc P-3C Orions đã quá cũ, để nâng cao khả năng giám sát hoạt động của Hải quân Triều Tiên. Các ứng cử viên tiềm năng gồm C-295 MPA của Airbus, P-8 Poseidon của Boeing, SC-130J Sea Hercules của Lockheed Martin. Ngân sách dự kiến khoảng 1.000 tỷ won (889 triệu USD). Ảnh máy bay P-3C Orions của Hàn Quốc.

Trong chuyến thăm lịch sử tời Myanmar – chuyến thăm đầu tiên sau 36 năm, ngày 26/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết viện trợ mới 91 tỷ yen và xóa khoản nợ khoảng 190 tỷ yen cho Myanmar nhằm hỗ trợ tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á đang trong quá trình dân chủ hóa nhanh chóng này. Thủ tướng Abe và Tổng thống Myanmar Thein Sein cũng quyết định tăng cường đối thoại về các vấn đề an ninh và khu vực, cũng như thúc đẩy hợp tác và trao đổi giữa giới chức quốc phòng hai nước.

Báo Sunday Times (Anh) dẫn lời một quan chức chính quyền Nga khẳng định, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định hủy bỏ hợp đồng bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria. Theo quan chức này, ông Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đạt thỏa thuận trên sau cuộc đàm phán căng thẳng ở Sochi mới đây. Lý do được đưa ra là vì Israel lo ngại tên lửa S-300 ở Syria có thể rơi vào tay các tổ chức cực đoan chống Israel. Năm 2010, Syria ký hợp đồng 800 triệu USD để mua bốn hệ thống S-300 từ Nga.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hôm 25/5 lên tiếng cảnh báo rằng, nếu Hội nghị Geneva II về vấn đề Syria thất bại, Mỹ sẽ hành động để buộc chính phủ Syria phải đầu hàng bằng sức mạnh không quân. “Chúng tôi sẽ tăng viện trợ cho quân nổi dậy... và sự sụp đổ của Assad (Tổng thống Syria Bashar al-Assa) là không thể tránh khỏi”, ông McCain tuyên bố.

Trong bài diễn văn kỷ niệm 13 năm ngày Israel rút quân khỏi miền nam Lebanon hôm 25/5, Thủ lĩnh phong trào Hồi giáo Hezbollah, ông Hassan Nasrallah nêu rõ, Hezbollah và toàn thể người Lebanon có trách nhiệm phải bảo vệ chính quyền Syria trước mối nguy từ các thế lực thù địch bên ngoài. “Hezbollah sẽ không bỏ rơi Syria, không cho phép chính quyền Syria sụp đổ, vì sự tồn vong của chính quyền Syria gắn với số phận của các cuộc kháng chiến tại khu vực”, ông Hassan Nasrallah tuyên bố. Ảnh Thủ lĩnh phong trào Hezbollah Hassan Nasrallah.

Chỉ vài ngày sau khi một binh sĩ Anh bị thảm sát kinh hoàng ngay gần doanh trại quân đội, hôm 25/5, đến lượt một người lính Pháp bị đâm vào cổ trong khi đang đi tuần tra tại thủ đô Paris. Chính phủ Pháp cho biết họ đang xác định xem liệu có liên quan nào đến vụ tấn công đẫm máu mới xảy ra ở London. Ảnh Cảnh sát Pháp đang điều tra hiện trường vụ tấn công. (Tổng hợp theo báo mạng).

Nguồn ĐS&PL: http://phunutoday.vn/anh-nong/201305/dai-Loan-phan-doi-Philippines-them-tau-chien-toi-Truong-Sa-VN-2215170/