Đại học Exter phát triển hệ thống camera tia T độ phân giải cực cao để kiểm tra vi chip

Từ lâu người ta đã dùng bức xạ Terahertz ( tia T) để quét mô cơ thể người, dò bom, chế tạo các mạng không dây siêu nhanh, nhìn xuyên các vật rắn,... tuy nhiên nhược điểm của nó là cho hình ảnh có độ phân giải chưa cao. Và trong nỗ lực giải quyết giới hạn này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Exter đã phát triển hệ thống camera tia T thế hệ mới ở mức độ hiển vi và một ứng dụng cụ thể nhất của nó là soát lỗi của vi chip.

Từ lâu người ta đã dùng bức xạ Terahertz ( tia T ) để quét mô cơ thể người, dò bom, chế tạo các mạng không dây siêu nhanh, nhìn xuyên các vật rắn,... tuy nhiên nhược điểm của nó là cho hình ảnh có độ phân giải chưa cao. Và trong nỗ lực giải quyết giới hạn này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Exter đã phát triển hệ thống camera tia T thế hệ mới ở mức độ hiển vi và một ứng dụng cụ thể nhất của nó là soát lỗi của vi chip.

Nhóm nghiên cứu gọi đây là một bước đột phá trong công nghệ hình ảnh tia T. Điểm đáng giá của dạng bức xạ này chính là hoàn toàn có thể nhìn xuyên qua các vật thể mà không làm tổn hại chúng. Cũng bởi lý do này mà chúng thường được dùng trong thế giới hội họa để nhìn xuyên qua nhiều lớp thuốc vẽ trên tác phẩm, tuy nhiên do độ phân giải thấp nên nó không thể được dùng để truy tìm lỗi trong chip điện tử.

Hình ảnh chụp được bằng hệ thống camera tia T mới phát triển. Bức ảnh có kích thước 2x2 mm và cấu trúc đó nằm đằng sau một tấm wafer silicon.

Người dẫn đầu nghiên cứu Rayko Stantchev cho biết rằng nhóm của ông đã tìm được cách tăng độ phân giải của hình ảnh chụp được bằng tia T. Và trong thử nghiệm, họ đã dùng hệ thống này để quan sát hình ảnh siêu nhỏ in trên bảng mạch của một con chip vốn bị che khuất bởi những tấm wafer silicon dày. Stantchev cho biết: Với thiết bị của chúng tôi, bạn có thể kiểm tra chất lượng của những con vi chip vốn bị che khuất bởi những loại vật liệu không thể nhìn xuyên qua bằng cách thông thường. Nói cách khác, bạn có thể phát hiện một con chip bị hỏng mà không cần tháo nó ra."

Không chỉ trong lĩnh vực kỹ thuật mà hệ thống camera tia T mức độ hiển vi nói trên còn có thể ứng dụng vào lĩnh vực y học trong tương lai. Nhà nghiên cứu Stantchev nhận định: "Chúng tôi hy vọng rằng kỹ thuật hình ảnh này có thể được dùng để phát hiện ra ung thư da . Và với độ phân giải rất cao của nó, việc phát hiện ra các khối u sẽ được sớm hơn thay vì phải chờ cho nó tăng sinh tới một kích thước nhất định như trước đây."

Tham khảo PP , Science

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/dai-hoc-exter-phat-trien-he-thong-camera-tia-t-do-phan-giai-cuc-cao-de-kiem-tra-vi-chip.2597220/