Đại biểu Quốc hội: Hiến kế chọn hiền tài

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí có mạnh, quốc gia mới cường thịnh. Do đó, lựa chọn những người vừa có đức, vừa có tài vào làm việc và giữ trọng trách tại cơ quan của hệ thống chính trị (cơ quan thụ hưởng ngân sách Nhà nước) là vấn đề có tính chiến lược.

Làm thế nào để những công chức đang làm việc tại các cơ quan thụ hưởng ngân sách Nhà nước nâng cao hiệu quả chuyên môn lẫn đạo đức, lối sống?; Làm thế nào để chọn được những hiền tài thực sự phụng sự Tổ quốc thời gian tới? Đây chính là những nội dung tâm huyết mà một số đại biểu (ĐB) Quốc hội gửi gắm tới Quốc hội và các cơ quan chức năng.

Để chọn hiền tài cần qua thi cử nghiêm túc.

Rà soát đội ngũ công chức của cả hệ thống hưởng lương

ĐB Dương Văn Thống - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái cho rằng: “Công tác cán bộ là then chốt thì thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ là công việc quan trọng bậc nhất của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, lãnh đạo nói riêng. Do đó, để có những công chức, cán bộ giỏi vấn đề đặt ra cần phải tập trung kiểm tra từ khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí cán bộ thời gian qua tại các cơ quan thế nào.

ĐB Vân cho rằng, nếu thi như người xưa thì loại bỏ được khối cán bộ “vô tích sự”. Nếu làm được như thế thì mới chọn được cán bộ năng lực, loại bỏ được cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, lãng phí ngân sách Nhà nước.

Và điều quan trọng là sẽ thực hiện được như mong muốn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc : “Phải làm sao để con em người nông dân cũng có cơ hội làm lãnh đạo”. Muốn thế thì phải rạch ròi trong thi tuyển.

ĐB Thống nhấn mạnh: Nếu chúng ta rà soát sửa đổi cả bộ máy hệ thống hợp lý hơn, ít tổ chức, đầu mối hơn, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ kiên quyết hơn, cộng với thực thi đúng luật pháp, chính sách gắn với rèn nắn phong cách, lối sống trong sạch, vì dân thì hạn chế được chủ nghĩa cá nhân và lòng tham thì chắc chắn giảm được chi ngân sách vào bộ máy.

Nguồn lực đất nước sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Tham nhũng, nhũng nhiễu sẽ giảm. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước, chế độ sẽ được nâng lên. Do đó, vấn đề có tính cấp thiết hiện nay, Đảng, Nhà nước nên nghiên cứu rà soát sửa đổi một cách tổng thể cả bộ máy hệ thống chính trị, dựa theo nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực.

Và để bộ máy hưởng lương hoạt động hiệu quả nhất, thời gian tới phải phải giảm được cả tổ chức và con người; trong đó bộ máy phải giảm 20% trở lên chứ không phải 10% như kế hoạch đề ra.

Liên quan đến việc thực hiện NQ 39 của Bộ Chính trị để nâng cao chất lượng của bộ máy hưởng lương, ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho hay, làm được hay không là ở sự quyết tâm và biện pháp thực hiện.

ĐB Vân gợi mở, luật pháp và công cụ chúng ta có trong tay, vấn đề sử dụng như thế nào mà thôi. Ví dụ, căn cứ vào vị trí việc làm của cán bộ, công chức được giao, nếu trong thời gian 6 tháng, 1 năm mà không hoàn thành nhiệm vụ, thì chắc chắn những người đó không xứng đáng ngồi ở vị trí đã có.

Kiến thức là vô hạn, sự hiểu biết là hữu hạn, song xét cho cùng làm bất luận công việc gì, bất luận lĩnh vực gì, ngồi ở bất kỳ vị trí nào cũng cần phải có kiến thức. Không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn cả hệ thống kiến thức tổng hợp về kinh tế - chính trị - văn hóa- tôn giáo…

Bằng chứng, có lần cách đây 5 năm, người viết đi dự hội thảo về chủ đề “kinh doanh trong thời buổi toàn cầu hóa”, tại đây một vị giáo sư Nhật Bản nói với các doanh nhân, những cán bộ quản lý và sinh viên ngành kinh tế rằng: Nếu các bạn có trong tay 1 triệu USD, các bạn sẽ đầu tư vào nước nào? Tại sao?.

Cả hội trường ồ lên, nhưng không ai đứng lên trả lời. Cuối cùng, vị GS nói: Tôi muốn đưa ra câu hỏi đấy để các bạn thấy rằng khi cầm tiền đầu tư vào nước nào thì các bạn cần phải hiểu hệ thống chính trị, luật pháp, kinh doanh, văn hóa và gu tiêu dùng của họ ra sao. Nếu các bạn không có kiến thức về mọi lĩnh vực, mà chỉ biết mỗi kinh doanh thì sẽ thất bại. Lời GS nói ngày nào, giờ ngẫm lại thấy đúng. Không ít cán bộ, công chức hiện nay rất lười nạp kiến thức mới; học đại học xong ra trường đi làm, ai phấn đấu học thêm thạc sĩ, tiến sĩ… nhưng không ít người đi học chỉ là để lấy bằng, cốt sao vào được cơ quan, thành công chức là ấm chỗ… dẫn đến năng lực chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu.

Lãnh đạo đơn vị khó xử lý thì đề nghị cấp trên có thẩm quyền xử lý. Đấy mới là về khía cạnh chuyên môn, còn cạnh đó cũng cần đánh giá cả trên góc độ đạo đức. Cụ thể, khi có đơn của dân, doanh nghiệp phản ánh một cán bộ công chức nào đó nhũng nhiễu, nếu có bằng chứng thì cùng với yếu tố năng lực, kết hợp lại với nhau cho nghỉ việc.

Đồng quan điểm với ĐB Vân, một số ý kiến khác lưu ý để tránh việc chỉ lãnh đạo được quyền đánh giá cấp dưới của mình sau khi dựa trên các tiêu chí đưa ra mà tiến hành tinh giản, còn phải tính đến yếu tố chức năng của tổ chức Đảng, đoàn thể trong cơ quan. Ví dụ, lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ, có lối sống buông thả mà cấp dưới chứng minh được cũng phải loại ra khỏi bộ máy như thế mới công bằng.

Cải tổ cách thi tuyển

Để nâng cao hiệu quả bộ máy hưởng lương cũng như tiến đến minh bạch hóa, giảm tối đa tiêu cực trong tuyển công chức, thay thì tuyển công chức theo xét tuyển hay thi “lấy vì”, thì những năm qua đã thay bằng thi tuyển thực sự minh bạch, dân chủ.

Song dưới góc độ khoa học quản lý, ĐB Vân cho rằng, tổ chức thi là một bước tiến vượt bậc, nhưng quan trọng là đề thi ra thế nào? Nếu đề thi mở xảy ra tình huống buộc anh sáng tạo, không lệ thuộc vào kiến thức sách vỡ, hay ôn tủ thì trong phòng thi không ai có thể can thiệp được vào điểm của thí sinh.

Để cách thi tuyển công chức cho các cơ quan hưởng lương thực sự khoa học góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của toàn hệ thống bộ máy, ĐB Vân đã đưa ra những dẫn chứng về cách thi tuyển thời xưa của các vương triều để tham khảo. Đó là thi chọn quan lại chỉ có 4 môn:

Thứ nhất là kinh văn, tức là môn lý luận cầm chương trích cú buộc phải học. Cái đấy gọi là lý luận chính trị để ngăn cấm tài liệu buộc phải nhớ như cẩm nang; thứ hai là môn thi phú để sĩ tử cảm nhận được tâm hồn mình với xã hội, đó là hoàn toàn cảm xúc của bản thân; thứ ba là chế chiếu, tức là ra một tình huống để sĩ tử hoàn thành một văn bản pháp luật.

Cái đấy cũng không có công thức sẵn; thứ tư là môn văn sách hiến kế trị quốc. Môn này đưa ra một tình huống để anh hiến kế cho quốc gia đất nước.

ĐB Vân cho rằng, nếu thi như người xưa thì loại bỏ được khối cán bộ “vô tích sự”. Nếu làm được như thế thì mới chọn được cán bộ năng lực, loại bỏ được cán bộ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, lãng phí ngân sách Nhà nước. Và điều quan trọng là sẽ thực hiện được như mong muốn củaThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải làm sao để con em người nông dân cũng có cơ hội làm lãnh đạo. Muốn thế thì phải rạch ròi trong thi tuyển.

PV

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/dai-bieu-quoc-hoi-hien-ke-chon-hien-tai-44869.html