Đã là bà ngoại, tuyệt đối không được nhuộm tóc

Việc cô giáo ra đề bài và chấm điểm oan uổng cho học sinh khiến cộng đồng bức xúc

Họ chuyền tay nhau bài viết trên một tờ báo của tác giả Thu Hiền về bài văn của một học sinh lớp ba. Đề bài cô giáo giao là: "Kể về người thân mà em yêu quý nhất".

Bài văn tả người thương yêu nhất là bà ngoại có đoạn viết: "Bà ngoại em có mái tóc tém nhuộm màu vàng. Hằng ngày bà mặc váy ngắn, mang giày cao gót, đi làm trên chiếc xe máy tay ga".Kết quả bài văn đó chỉ được điểm bốn, kèm theo lời phê "thiếu thực tế".

Cô giáo còn nói với học sinh tả về bà ngoại như thế là không đúng với hướng dẫn. Bà ngoại phải là tóc dài bạc trắng búi sau gáy chứ không phải tóc tém nhuộm vàng.

Bà ngoại phải đi xe đạp hay đi bộ chứ làm sao cưỡi được xe máy tay ga. Ngoài ra, bà ngoại mặc đồ bộ và mang dép hay guốc chứ không phải váy ngắn tới đầu gối và giày cao gót…

Sau khi kể với mẹ cô bé còn kết luận: "Con thấy theo như lời cô giáo tả thì giống bà cố nhà mình hơn là bà ngoại mẹ nhỉ… !

Vấn đề là, cô bé đã tả đúng những gì bé biết ở gia đình mình. Các thành viên trong gia đình của cô bé này có tuổi đời còn rất trẻ. Theo như chia sẻ của mẹ cô bé thì: "Mẹ tôi sinh con gái đầu lòng năm mới 20 tuổi. Tôi sinh con gái đầu lòng năm 25 tuổi.

Hằng ngày mẹ tôi đi làm công sở và vẫn còn khỏe mạnh yêu đời. Tóc ngắn nhuộm vàng, váy ngắn tới đầu gối hay giày cao gót là chuyện thường ngày của mẹ. Mà không chỉ riêng mẹ tôi đâu, tôi thấy rất nhiều bà ngoại trẻ bây giờ đều thế cả".

Khi môn văn đã "bị rèn" từ nhỏ

Ảnh hưởng kéo dài

Việc chấm điểm theo định kiến cũng như khuôn mẫu của giáo viên và sách giáo khoa như vậy thậm chí còn kéo dài lên cấp học trên.

Học sinh thì khó khăn chật vật khi làm bài trong sự ngao ngán, dẫn đến chán học. Ngay cả giáo viên dù tâm huyết cũng chỉ biết dạy theo “khuôn mẫu”, dần dà cũng chán dạy nốt.

Ngay cả những năm gần đây, môn Ngữ văn trong các trường phổ thông đang dần đánh mất vị thế của một môn học cuốn hút, say mê học trò thuở nào giờ đây chỉ còn là những tiết học thụ động, khiến học sinh cảm thấy nhàm chán.

Liệu về sau học sinh còn mặn mà với môn văn?

Nguyễn Thanh Huyền – học sinh lớp 11 Trường THPT N.T (Hà Nội) chia sẻ: “Trong giờ Văn, nhiều lúc em và các bạn cảm thấy rất buồn ngủ. Lịch học kín mít, tất bật “chạy sô”, mệt mỏi vì học nhiều, nên không thể cảm thụ, nghiền ngẫm tác phẩm văn học. Trong giờ Văn, cô cứ giảng, trò chỉ biết lụi hụi ghi để lấy cái làm bài kiểm tra, thi tốt nghiệp. Môn Văn phải học theo khung bài, ba-rem để đi thi, học sinh ít được đưa ra cảm nhận riêng”.

Nhiều comment đồng tình với việc dạy văn còn quá khuôn mẫu như hiện nay

Nhiều ý kiến nhận xét đều rất giống với nick Đungđua cho rằng: “Ngay từ nhỏ các em đã được dạy cái này phải nói như thế nào, cái kia phải tả ra sao? Vậy thì làm sao phát huy sức sáng tạo của con trẻ, nhất là trong bộ môn văn không phải lúc nào cũng có thể theo khuôn mẫu mà phải có sự “bay bổng” riêng của bản thân để có được một bài văn hay”.

Trách nhiệm thầy cô giáo thì phải cần chuẩn mực và thực tế, W. Hazlitt đã từng nói: "Quy tắc,khuôn mẫu hủy diệt thiên tàivà nghệ thuật". Chính vì thế vai trò truyền đạt kiến thức cũng như giúp trẻ nhận thức là hết sức quan trọng và cần thiết.

Theo NCĐT

Nguồn The Box: http://thebox.vn/phong-cach/da-la-ba-ngoai-tuyet-doi-khong-duoc-nhuom-toc/33674.html