Đã có nhiều 'Mạnh Thường Quân' giúp đỡ người dân sau bão số 10

Nhiều động thái tích cực từ chính quyền và các doanh nghiệp hỗ trợ người dân miền trung sau siêu bão số 10 (Bão Doksuri)...

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương phòng chống thiên tai, tính đến khi bão số 10 đi qua, ngày 16/9, các địa phương báo cáo về đã có 4 người chết do bão số 10. Trong đó, Thanh Hóa 1 người; Nghệ An 1 người; Quảng Bình 1 người; Huế 1 người.

Bão số 10 cũng khiến 21 người bị thương, gần 130.000 ngôi nhà bị sập, hư hỏng và ngập nước. Vùng tâm bão Hà Tĩnh, Quảng Bình là bị thiệt hại nặng nề nhất.

Chia sẻ với Hà Tĩnh – nơi vừa gánh chịu tác động môi trường và hậu quả nặng nề do bão số 10, Thủ tướng đồng ý giải quyết hỗ trợ khoảng 1.000 - 1.200 tấn gạo cho nhân dân; hỗ trợ trực tiếp 40 tỷ đồng để xây dựng cột ăng - ten; hỗ trợ giống vụ đông…

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra khắc phục bão tại TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Hưởng ứng lời kêu gọi vận động quyên góp giúp đỡ người dân miền Trung đang gặp nạn trong cơn bão số 10, ông Nguyễn Thanh Trung, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT công ty CP Tôn Đông Á đã cùng cán bộ, công nhân viên công ty bàn phương cách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả và nhanh nhất đến đồng bào miền Trung đang trong cảnh màn trời chiếu đất.

Bão số 10 đã làm hơn 130 ngìn ngôi nhà bị sập, tốc mái...

Sáng 17/9, ông Nguyễn Thanh Trung chia sẻ: "Qua các kênh thông tin, được biết tình hình thiệt hại trong cơn bão số 10 vừa qua rất nặng nề. Vấn đề cấp thiết nhất bây giờ ngoài lương thực, thực phẩm hàng ngày thì tôn lợp nhà giúp nhân dân sửa chữa lại nhà cửa đang bị sập, tốc mái là hết sức cần thiết".

Công ty CP Tôn Đông Á đã quyết định hỗ trợ cho 4 tỉnh bị thiệt hại nặng nhất gồm: Quảng Bình và Hà Tĩnh 300 phần quà là tôn lợp nhà(mỗi phần trị giá 4 triệu đồng), Nghệ An và Quảng Trị 200 phần quà là tôn lợp nhà (mỗi phầnquà trị giá 4 triệu đồng), với tổng trị giá 2 tỉ đồng".

Những Mạnh Thường Quân đầu tiên, Công ty CP Tôn Đông Á cam kết sẽ chuyển các phần hỗ trợ đến tận tay người dân miền Trung.

Công ty CP Tôn Đông Á cam kết sẽ nhanh chóng chuyển toàn bộ số tôn trên đến người dân các tỉnh trong thời gian sớm nhất và tiến hành trao tận tay cho người dân vùng bão miền Trung đang rất cần sửa chữa lại nhà cửa.

Một số công việc cần được tiến hành sau bão:

1. Khẩn trương thu gọn, xử lý các cây cối đổ, ngã nhằm giải tỏa ách tắc giao thông.

2. Sữa chữa hệ thống đường dây điện bị hư hỏng trong thời gian sớm nhất.

3. Đối với các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét và ngập lụt cần nâng cao cảnh giác đề phòng mưa, lũ lớn thường xảy ra sau bão.

4. Tổ chức sửa chữa nhà cửa và các công trình dân sinh bị hư hỏng do bão gây ra (giúp đỡ các hộ gia đình neo đơn, già cả…)

5. Tổ chức vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy để phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ. Chủ động thông báo cho Chính quyền địa phương các trường hợp ốm đau nghi nhiễm dịch như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy…

6. Tập trung thu dọn rác thải, vệ sinh, sữa chữa trường học để đảm bảo an toàn và đưa trẻ đến trường kịp thời ngay sau bão.

7. Nhanh chóng khôi phục sản xuất để sớm ổn định cuộc sống; đối với các vị trí có cống ngăn mặn, giữ ngọt phải điều tiết hợp lý để tiêu thoát nước một cách nhanh nhất.

8. Cán bộ chính quyền và các đoàn thể tổ chức xuống cơ sở để hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả do bão gây ra (kể cả thứ 7 và chủ nhật).

9. Để bảo đảm an toàn, đề nghị các địa phương, đơn vị và nhân dân hết sức chú ý công tác an toàn bảo hộ lao động, nhất là trong quá trình chặt cây cối, sửa chữa nhà cửa và đấu nối các đường dây điện bị đứt.

Trần Hoàng

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/da-co-nhieu-manh-thuong-quan-giup-do-nguoi-dan-sau-bao-so-10-d53075.html