Cuộc sống của những người bảo vệ thánh thần

Với người dân Kogi, sex sẽ tạo ra những luồng năng lượng xung đột không tốt, và điều đó sẽ phải diễn ra ở bên ngoài ngôi nhà.

Du khách khi đến Colombia đều rất thích thú khi được tiếp xúc với bộ tộc người Kogi - những người tin rằng họ có nhiệm vụ bảo vệ thế giới tự nhiên trước các tác động xấu từ bên ngoài. Phần lớn những người Kogi sống dọc theo đường mòn dẫn đến thành phố Perdida của Colombia.

Cuộc sống của người Kogi xoay quanh Aluna, hay còn gọi là Mẹ vĩ đại. Họ coi trái đất như một bà mẹ và mọi người là con cái. Họ tự coi mình là giám hộ của thế giới tự nhiên, và vai trò của họ không khác gì người anh có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trái đất khỏi "những người em khác" - những kẻ đang gây ra sự tổn hại cho hành tinh thông qua việc khai thác tài nguyên.

Người Kogi thường nhút nhát nhưng nhạy cảm, và họ không bao giờ cho phép các du khách, các nhà nhân chủng học nghiên cứu cộng đồng mình một cách quá cụ thể dù họ phải thường xuyên tiếp xúc với các du khách. Trong ngôi làng Mutanzhi gần đường mòn dẫn đến khu phế tích Perdida, nơi được mệnh danh là thành phố đã mất, là 40 hộ gia đình của người Kogi. Họ ở đây có nhiệm vụ trông nom các khu cắm trại cho du khách.

Ciudad Perdida đã được xây dựng trong thế kỷ thứ 9, và đã bị Tayrona chiếm đóng cho đến mãi cuối thế kỷ 19. Nhiều nguồn tin cho rằng, thành phố biến mất này được tìm thấy bởi những người trộm mộ khi đang săn những bộ lông chim nhiệt đới.

Người Kogi coi Ciudad Perdida là vùng đất thiêng liêng. Mỗi tháng chín, khu du lịch này sẽ đóng cửa 2 tuần để cho phép người Kogi thực hiện một buổi lễ. Tại đây họ sẽ cầu nguyện và thực hiện các nghi thức để loại bỏ các năng lượng xấu, tiêu cực khỏi Ciudad Perdida.

Bộ tộc này cũng đang kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ để bảo vệ cho 54 vùng đất được họ cho là thiêng liêng khác. Họ tin rằng những địa điểm này tạo ra một ranh giới vô hình, tách đất và biển và bảo vệ khối núi Sierra Nevada - nơi có Ciudad Perdida tọa lạc.

Ngày nay, bộ tộc Kogi có khoảng 20.500 người, sống rải rác trong các ngôi làng ở những nơi hẻo lánh, phần lớn du khách muốn ghé thăm đều chỉ có thể tiếp cận bằng đường bộ. Họ sống trong các túp lều tròn và coi đây như một nơi linh thiêng. Do đó, sex, hành động được coi là có ảnh hưởng xấu, tạo ra các nguồn xung đột năng lượng, sẽ phải diễn ra ở bên ngoài ngôi nhà.

Cả phụ nữ và nam giới trong bộ tộc đều để tóc dài.

Và họ luôn đeo bên mình những chiếc túi. Điều đặc biệt ở đây là chỉ phụ nữ mới được phép dệt những chiếc túi này.

Người Kogi cũng rất quan tâm đến môi trường. Họ cũng nhận thức một cách rõ ràng rằng những lời cầu nguyện của mình tới thần linh và các nghi thức cúng tế không đủ để ngăn chặn các thiên tai, thảm họa, các đợt hạn hán cũng như sự biến mát của sông băng hay sự nóng lên của trái đất.

Theo Vnexpress

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/cuoc-song-cua-nhung-nguoi-bao-ve-thanh-than-84232/