Cứ 13 thực phẩm tăng sức đề kháng mà dùng, khỏi cần uống thuốc

Thay vì lệ thuộc vào thuốc kháng sinh, hãy tăng cường sức khỏe cho mình bằng các loại kháng sinh tự nhiên vừa dễ tìm vừa rất tốt cho cơ thể.

Kháng kháng sinh đang là một trong những mối bận tâm hàng đầu ngành y học. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do sự lạm dụng thuốc kháng sinh tân dược trong suốt nhiều thập kỷ qua. Kháng kháng sinh có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng, như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây khó khăn cho những ca phẫu thuật…

Chính vì vậy, nhu cầu về các loại kháng sinh tự nhiên trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trên thực tế, cũng có không ít thực phẩm tự nhiên còn có khả năng kháng sinh mạnh hơn cả thuốc tân dược. Dưới đây là 13 loại thực phẩm có vai trò như kháng sinh, và bạn có thể sử dụng đều đặn hàng ngày để tăng sức đề kháng mà không cần lo lắng về vấn đề kháng thuốc:

Cây cúc dại (Echinacea)

Cây cúc dại là thảo dược chữa bệnh của người da đỏ Bắc Mỹ - được mệnh danh là “kháng sinh thiên nhiên” hàng đầu thế giới. Cơ chế tác dụng của cây cúc dại khác với cơ chế tác dụng của các thuốc kháng sinh là nó nâng cao sức miễn dịch cho cơ thể để chống lại các yếu tố gây bệnh.

Các nhà khoa học đã xác định cây cúc dại chứa các hoạt chất như acid chicoric, acid caftaric, acid chlorogenic, echinacosid, các polysaccharid có tác dụng kích thích cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng cường các chức phận của các đại thực bào, tăng cường số lượng bạch cầu trong máu, số lượng các tế bào T trong cơ thể và ức chế enzym hyaluriradase do các vi khuẩn tiết ra, giúp cho cơ thể chống lại các vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm gây bệnh, chống các khối u, được dùng rộng rãi để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây ra, chống viêm, cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm phế quản, ho kéo dài.

Tỏi

Từ xa xưa, tỏi đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, nghẹt mũi, đầy hơi chướng bụng… Trong các mộ cổ Ai Cập từ sáu ngàn năm về trước, người ta phát hiện có những củ tỏi khô được ướp cùng với các xác ướp. Các sách y học Ai Cập cổ đại còn ghi lại hai mươi bài thuốc dùng tỏi để trị một số bệnh như nhiễm độc, đau bụng, suy nhược cơ thể, đau nhức khớp xương.

Hoạt chất allicin có nhiều trong tỏi khi tiếp xúc với không khí sẽ thành allicin - một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi còn có thể giúp trị bệnh sán lãi, giun kim và các bệnh nấm ngoài da.

Nghệ

Củ nghệ có tính kháng khuẩn và chống nấm rất tốt. Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có hoạt tính kháng sinh rất mạnh nên kháng viêm, tẩy trừ các gốc tự do, tái tạo tế bào nhanh chóng. Từ xa xưa, người Ấn Độ đã phát hiện ra công dụng thần kỳ từ nghệ như bảo vệ gan, chữa lành vết thương nên họ thường dùng nghệ trong bữa ăn hàng ngày.

Loại gia vị tuyệt vời này có thể được dùng bằng cách chế biến thức ăn hoặc bôi lên da ngay vết thương. Nếu kết hợp nghệ với mật ong, bạn sẽ tạo ra một hỗn hợp có tác dụng trong việc điều trị viêm loét dạ dày và sát trùng vết thương đặc biệt hiệu quả.

Mật ong nguyên chất

Tác dụng của mật ong ngoài khả năng kháng virus và kháng nấm còn là chất chống oxy hóa mạnh. Công trình nghiên cứu của tiến sỹ Susan M. Meschwitz cho thấy rằng, olyphenol, hydrogen peroxide trong mật ong có tác dụng như một hiệu ứng thẩm thấu, hút nước. Chính vì thế, nó hút nước từ vi khuẩn, làm chúng bị khô rồi chết đi. Trong thực tế nghiên cứu cho thấy, mật ong nguyên chất có hoạt tính kháng khuẩn tương tự như thuốc kháng sinh nên giúp chữa lành vết thương ngoài da rất hữu hiệu. Vì vậy, mật ong nguyên chất được xem là phương thuốc tự nhiên tốt nhất cho thiên niên kỷ.

Gừng

Thường xuyên dùng trà gừng có thể phòng ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhiễm khuẩn. Để làm một tách trà gừng hoàn hảo, đơn giản là bạn chỉ cần cắt 1 miếng gừng tươi và đun sôi với một ít nước lọc trong 10 phút. Để nguội, thêm mật ong và nước chanh để gia tăng hương vị. Ngoài ra, sử dụng gừng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày cũng giúp cơ thể chống lại các bệnh cảm cúm, hỗ trợ tiêu hóa và tim mạch rất hiệu quả.

Dầu dừa nguyên chất

Dầu dừa có lẽ không còn xa lạ với nhiều người bởi những tác dụng thần kỳ với làn da, đồng thời còn vô số công dụng mà hẳn bạn sẽ vô cùng bất ngờ. Dầu dừa có tính kháng khuẩn, kháng nấm cực mạnh và đặc biệt giàu chất chống oxy hóa nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh nứt gót chân, vảy nến, chàm, viêm da cơ địa, giảm mụn, ngừa sâu răng, giúp bạn tránh bệnh tim và xơ vữa động mạnh. Ngoài ra, dầu dừa có nhiều tác dụng khác như: cân bằng tuyến giáp, điều hòa nồng độ đường trong máu, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường chức năng của não.

Quả la hán

Các chuyên gia sau thời gian nguyên cứu đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc về khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn của quả la hán, đặc biệt là vi khuẩn trong miệng gây sâu răng và bệnh nha chu. Ngoài ra, quả la hán cũng có khả năng chống lại một số loại và triệu chứng của nấm Canida rất hiệu quả.

Hành củ

Hành củ giúp làm giảm các triệu chứng như ho, hen suyễn, tắc nghẽn và viêm đường hô hấp. Trong y học của người Trung Hoa, hành được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, ho, nhiễm khuẩn và các vấn đề về hô hấp. Si rô sản xuất từ nước ép hành củ dùng để chữa ho và hô hấp cho trẻ em.

Bắp cải

Bắp cải không chỉ là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có thể giúp chữa bệnh và làm đẹp. Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác (gấp 3,6 lần so với khoai tây, hành tây; 4,5 lần so với cà rốt). Điều đặc biệt là vitamin A và P trong bắp cải kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Bắp cải còn chứa các hợp chất lưu huỳnh có hiệu quả chống lại bệnh ung thư, giúp cung cấp 75% lượng vitamin C cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Ngoài ra, tác dụng của bắp cải còn thể hiện ở đặc tính kháng khuẩn mạnh, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh và giúp giảm cân.

Giấm táo

Giấm táo có chứa hợp chất axit malic - một chất kháng khuẩn, chống nấm và chống virus cực mạnh. Vì vậy giấm táo ngoài có tính chất sát trùng và kháng sinh mạnh còn có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol, cũng như nguy cơ phát triển ung thư. Nó là một chất làm se mà không chứa hóa chất, vì vậy nó có thể được sử dụng để để điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và khử trùng.

Quế

Các loại dầu thiết yếu được tìm thấy trong vỏ của cây quế có một số đặc tính kháng khuẩn và chống nấm rất cao. Nghiên cứu cho thấy, quế có hiệu quả nhất khi nó được dùng kết hợp với mật ong nguyên chất, bởi vì sự kết hợp này sẽ cho bạn một liệu pháp kháng sinh toàn diện.

Kinh giới dại (Oregano)

Rau kinh giới dại là thành phần không thể thiếu trong hầu hết các món ăn của nước Ý. Chúng chứa nhiều hợp chất tinh dầu có lợi cho sức khỏe như: dầu pinen, carvacrol, limonene, thymol, ocimene và caryophyllene có đặc tính kháng khuẩn mạnh, tăng cường tiêu hóa, chống co thắt, long đờm. Lá kinh giới dại được dùng để làm thuốc điều trị đau bụng kinh, huyết áp, kiểm soát nhịp tim, cúm, cảm lạnh, sốt nhẹ, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Tinh dầu hạt bưởi

Tinh dầu hạt bưởi là một chất có nhiều công dụng rất an toàn với con người để điều trị nhiều bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, tinh dầu hạt bưởi có thể tiêu diệt đến 800 loại virus, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng. Nó rất giàu chất chống oxy hóa, giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường vi sinh vật có lợi cho đường ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Thay vì lệ thuộc vào thuốc kháng sinh, hãy tăng cường sức khỏe bản thân và tự chữa bệnh mỗi khi bị ốm bằng những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng luôn có sẵn trong nhà bạn nhé. Chúc bạn luôn sống khỏe!

Theo Minh Nguyên/Thethaovanhoa

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/suc-khoe/cu-13-thuc-pham-tang-suc-de-khang-ma-dung-khoi-can-uong-thuoc-191627/