CSG công bố phương án chi tiết giải thể công ty

CTCP Cáp Sài Gòn (HOSE: CSG) vừa công bố phương án giải thể công ty gồm 3 bước: hủy niêm yết tự nguyện, thanh lý tài sản và giải thể công ty.

* CSG giải thể: Nên bán hay mua cổ phiếu?

Trình tự như sau:

Hiện CSG vẫn đáp ứng tốt các điều kiện niêm yết cổ phiếu trên HOSE. Tuy nhiên, khi ĐHĐCĐ thông qua phương án hủy niêm yết tự nguyện, CSG sẽ thực hiện các thủ tục sau:

- Việc hủy niêm yết tự nguyện phải được ĐHĐCĐ thông qua với tỷ lệ 65% cổ phần có quyền biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền dự họp hoặc 75% trường hợp lất ý kiến cổ đông bằng văn bản.

- Tuy nhiên, do việc hủy niêm yết tự nguyện hiện nay chưa có tiền lệ và để bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ, UBCKNN để nghị CSG hủy niêm yết tự nguyện phải xin ý kiến cổ đông nhỏ và phải cam kết đảm bảo quyền lợi của cổ đông nhỏ khi cổ phiếu đã bị hủy niêm yết.

Phương án xin ý kiến cổ đông nhỏ như sau:

Hiện tại theo danh sách cổ đông chốt ngày 12/03/2012, CSG có 3,445 cổ đông, trong đó có 2 cổ đông lớn là SAM và Đất Phương Nam nắm giữ 12,325,960 cp, chiếm 46.09% số lượng cổ phần đang lưu hành.

Do đó, trong trường hợp xin ý kiến cổ đông nhỏ, việc xin ý kiến sẽ gửi đến toàn bộ cổ đông và số lượng cổ đông phản hồi có thể sẽ đạt mức đồng thuận cao.

Cụ thể, theo danh sách cổ đông chốt ngày 12/03/2012, tỷ lệ cổ đông nhỏ nắm giữ như sau:

Nhóm 1: Cổ đông nắm giữ từ 5,000 cổ phần trở lên chiếm 77.6%, tương ứng với 457 cổ đông nhỏ nắm giữ

Nhóm 2: Số lượng cổ đông nắm giữ từ 1,000 cổ phần đến dưới 5,000 cổ phần chiếm khoảng 18.92%, tương ứng với 1,455 cổ đông nắm giữ

-Nhóm 3: Số lượng cổ đông nắm giữ dưới 1,000 cổ phần trở xuống chiếm 3.47%, tương ứng 1,531 cổ đông sở hữu.

Như vậy, trong trường hợp đã tách phiếu cổ đông nhỏ tại ĐHĐCĐ khi biểu quyết hủy niêm yết trên HOSE và trong trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước đề nghị xin ý kiến toàn bộ cổ đông nhỏ thì phương án thực hiện sẽ thuận lợi hơn nếu như việc lấy ý kiến phản hồi đạt được sự đồng thuận từ 457 cổ đông ở nhóm 1.

HĐQT trình ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT thực hiện những công việc chính như sau:

- Thành lập Ban thanh lý tài sản

- Kiểm kê tài sản, định giá tài sản

- Thông qua danh sách tài sản cần thanh lý và giá trị thanh lý tối thiểu của từng hạng mục tài sản tại ngày kiểm kê

- Tìm kiếm, đàm phán với các đối tác mua tài sản

- Quyết định giá bán từng loại tài sản theo giá thỏa thuận hoặc chào giá cạnh tranh

- Thanh lý tài sản và hoàn thành nghĩa vụ thuế khi bán tài sản

Theo quy định, doanh nghiệp được phép giải thể khi ĐHĐCĐ thông qua với tỷ lệ ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết.

Trình tự, thủ tục giải thể như sau:

- Nghị quyết ĐHĐCĐ thông qua

- HĐQT tổ chức thanh lý tài sản DN

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của DN.

- Thanh toán các khoản nợ của DN

- Người Đại diện theo Pháp luật gửi hồ sơ giải thể công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Thông báo đối tượng nộp thuế đóng mã số thuế của Cục thuế

- Thông báo của DN về việc hoàn tất thủ tục giải thể

- Giấy chứng nhận của Công an cấp tỉnh về việc DN đã nộp con dấu.

Nguồn VietStock: http://vietstock.vn/channelid/737/tin-tuc/220439-csg-cong-bo-phuong-an-chi-tiet-giai-the-cong-ty.aspx