Công tác bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - nhìn từ thực tiễn

- Là một bộ phận của công tác t­ư tư­ởng của Đảng, công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò quan trọng .Xét về bản chất của công tác giáo dục lý luận chính trị cho thấy: Đó là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm giác ngộ, nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, hướng họ tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo.

Trong hoạt động của công tác giáo dục lý luận chính trị, giảng viên có vai trò rất quan trọng (nếu không muốn nói là quyết định). Lênin cho rằng: Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết định phương hướng đó? Hoàn toàn và chỉ là thôi. Điều đó cho thấy vị trí vai trò quan trọng của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị. Bởi lẽ, họ là người truyền tải những nội dung thông tin có định hướng, những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong bài giảng của các chương trình lý luận chính trị đến với người học; định hướng suy nghĩ, cổ vũ, động viên, thôi thúc mọi người tham gia hoạt động thực tiễn. Vì vậy, nếu giảng viên có kiến thức vững vàng, tư liệu thông tin phong phú, cách trình bày hấp dẫn, chắc chắn bài giảng sẽ sinh động, gây được hứng thú với người học. Hiện nay, trong khoa học giáo dục nói chung cũng như trong lĩnh vực giáo dục lý luận chính trị nói riêng, đang đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp dạy học nào (phát vấn hay diễn giảng hoặc hỏi đáp…), thì vai trò của giảng viên (thầy giáo) cũng vẫn rất quan trọng. Vì vậy, giảng viên luôn cần được bồi dưỡng kiến thức và năng lực, nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy; cần nhận thức giảng dạy lý luận chính trị là một nghề, hơn nữa là một nghề có tính đặc thù; cần được đào tạo, đào tạo lại, thường xuyên phải bồi dưỡng để không ngừng nâng cao kiến thức và trình độ đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của công tác giáo dục lý luận chính trị. Việc tăng cường bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, xuất phát từ những lý do sau: , tư duy lý luận của Đảng luôn được bổ sung và phát triển cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của thực tiễn khách quan. Nhiều luận điểm mới của Đảng đã được nghiên cứu kết luận bổ sung làm rõ đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật để bài giảng lý luận chính trị có hơi thở của cuộc sống. , trình độ nhận thức của người học ngày càng được nâng cao. Vì vậy, giảng viên cần phải thường xuyên được bồi dưỡng cập nhật những tư liệu, kiến thức mới, nếu không muốn bài giảng bị lạc hậu. Tuy nhiên, phương pháp bồi dưỡng và cập thông tin như thế nào cho hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của giảng viên là vấn đề cần suy nghĩ và tìm cách đáp ứng. Hiện nay, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, công tác bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị đã và đang được tiến hành với nhiều mức độ khác nhau. Nhiều địa phương đã đưa hoạt động bồi dưỡng giảng viên vào chương trình công tác thường xuyên hằng năm với nhiều nội dung phong phú và phương thức hấp dẫn. Ban Tuyên giáo các tỉnh: Ninh Bình, Hải Dương, Thanh Hóa thường xuyên tổ chức Hội thi giảng viên lý luận chính trị cho các giảng viên tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Qua đó, Hội thi đã có tác dụng tích cực đến sự chuẩn bị và thực hành bài giảng của các giảng viên kể cả người thi, cũng như người tham dự. Đồng thời, đây cũng là một tiêu chí để bình xét khen thưởng hàng năm, bảo đảm tính khách quan. Ban Tuyên giáo tỉnh Đồng Nai đã đưa chương trình tin học vào bồi dưỡng giảng viên, đòi hỏi sau một thời gian bồi dưỡng, cán bộ của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện phải sử dụng thành thạo vi tính để cập nhật thông tin của tỉnh và khai thác thông tin trên mạng phục vụ cho công tác và trình bày bài giảng với phương tiện kỹ thuật hiện đại (sử dụng máy chiếu và vi tính). Sau đó, tổ chức thi giảng viên trình bày bài giảng lý luận chính trị với giáo án điện tử. Đến nay, mọi việc đã đi vào nề nếp. Hiện tất cả các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện của Đồng Nai đã được trang bị các phương tiện kỹ thuật tương đối hiện đại và thực hiện bài giảng trên máy vi tính cùng hệ thống đèn chiếu mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục lý luận của tỉnh. Thanh Hóa là tỉnh có truyền thống thực hiện tốt công tác giáo dục lý luận chính trị, đồng thời có nhiều sáng kiến, tìm tòi, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị. Ngoài việc thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên, công tác thao giảng của giảng viên cũng được tiến hành thường xuyên hàng năm, với mục đích nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị trong thời kỳ mới. Thông qua thao giảng, từng bước nâng cao năng lực, kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác tham mưu, quản lý và giảng viên trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện các chương trình giáo dục lý luận chính trị; cổ vũ, động viên cán bộ, giảng viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong tỉnh, tạo phong trào thi đua mới, đưa hoạt động giáo dục lý luận chính trị ngày càng đi vào nền nếp. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm, Ban Tuyên giáo vẫn duy trì đều đặn chế độ bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Nội dung và phương thức tiến hành của thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng, thường xuyên cập nhật thông tin những vấn đề lý luận mới, vừa có tính thời sự, vừa nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho giảng viên... Như vậy có thể thấy, trong công tác bồi dưỡng giảng viên Ban Tuyên giáo, các tỉnh, thành ủy luôn cố gắng tìm tòi, đổi mới với những phương thức thực hiện năng động, sáng tạo, khắc phục được sự trùng lặp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị./.

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=465983&co_id=30296