Cộng đồng ASEAN: 45 năm hợp tác và phát triển

Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập ASEAN, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền có bài viết về Cộng đồng Văn hóa-Xã hôịcủa ASEAN.

Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hiệp hội cácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (8/8/1967-8/8/2012), Bộ trưởng Bộ Lao động-Thươngbinh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã có bài viết về Cộng đồng Văn hóa-Xã hôịcủa ASEAN.

Vietnam+ trân trọng giới thiệu bài viết này.

Những thành tựu hợp tác về Văn hóa-Xã hội của ASEAN

Trong Tuyên bố ASEAN ngay từ khi ra đời (năm 1967), các nước thành viên đãthống nhất mục tiêu quan trọng: Hướng tới "thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộxã hội và phát triển văn hóa trong khu vực" và thúc đẩy hợp tác tích cực, hỗ trợlẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, vănhóa, kỹ thuật, và quản lý hành chính nhà nước."

Mục tiêu cơ bản của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN là góp phần xây dựngmột Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằmxây dựng tình đoàn kết, thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEANbằng cách tiến tới một bản sắc chung, xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc vàrộng mở với mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao.

Nhằm thực hiện được mục tiêu này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã phê duyệt Kếhoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) tại Hội nghị Thượng đỉnhASEAN lần thứ 14 tổ chức ngày 1/3/2009 tại Thái Lan. Kể từ đó đến nay, ASEAN đãcó nhiều nỗ lực hợp tác trong lĩnh vực Văn hóa-Xã hội nhằm hướng tới xây dựngmột cộng đồng thịnh vượng về kinh tế, đa dạng về văn hóa, ổn định về xã hội. Đâylà kim chỉ nam xuyên suốt tất cả các hoạt động chung của ASEAN trong 45 năm qua,đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, văn hóa và nguồn tàinguyên thiên nhiên hướng tới phát triển bền vững trong một Cộng đồng ASEAN hàihòa, hướng tới con người.

Kế hoạch Tổng thể của Cộng đồng thể hiện các khía cạnh liên quan đến conngười trong hợp tác ASEAN, thúc đẩy các cam kết của ASEAN nhằm nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân thông qua các hành động cụ thể và hiệu quả, lâýcon người làm trung tâm, có trách nhiệm xã hội, hướng đến các lĩnh vực trọngtâm: phát triển con người; phúc lợi và bảo hiểm xã hội; các quyền và bình đẳngxã hội; đảm bảo môi trường bền vững; tạo dựng bản sắc ASEAN; và thu hẹp khoảngcách phát triển.

Trong thời gian qua, hoạt động trong các lĩnh vực thuộc Cộng đồng Vănhóa-Xã hội đã đạt được kết quả đáng chú ý. Các hoạt động trọng tâm của ASEANhướng vào tăng cường tiến bộ và ưu tiên trong giáo dục, trao đổi sinh viên vàhọc sinh và các chương trình học bổng dành cho ASEAN, các chương trình giao lưuvà thúc đẩy phát triển các nhà lãnh đạo trẻ trong ASEAN...; đầu tư vào pháttriển nguồn nhân lực và thúc đẩy việc làm bền vững nhằm tăng cường kỹ năng chongười lao động, tổ chức các cuộc thi tay nghề trong ASEAN; thúc đẩy việc làm bềnvững và tăng cường kỹ năng kinh doanh cho nhóm yếu thế và nâng cao năng lực dịchvụ dân sự. Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực trong phục hồi kinh tế vàphát triển được các nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua vào tháng 10/2010 tại HàNội trong dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 đã khẳng định quyết tâm cuaẢSEAN nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng cho người dân ASEAN, xây dựng một nguồnnhân lực ASEAN cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.

ASEAN đã xây dựng và thực hiện lộ trình ASEAN nhằm thực hiện các Mục tiêuphát triển thiên niên kỷ giữa các cơ quan liên quan. ASEAN cũng đang nỗ lực xâydựng và phát triển lưới an sinh xã hội và bảo trợ xã hội, giúp người dân tránhđược phần nào những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa và hội nhập; tăng cườngan ninh lương thực và an toàn với việc thông qua Khung An ninh Lương thực Hợpnhất ASEAN năm 2009, Kế hoạch tăng cường An ninh Lương thực II năm 2011 và KhungChiến lược ASEAN và Phát triển Y tế 2011-2015; hướng tới một ASEAN không có matúy trong đó Kế hoạch công tác của ASEAN chống lại việc sản xuất, buôn bán và sửdụng chất ma túy giai đoạn 2009-2015 …

Trong bối cảnh ASEAN là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khíhậu trên thế giới, ASEAN cũng nỗ lực trong việc giúp các quốc gia nâng cao nănglực thích ứng trước những thiên tai và xây dựng cộng đồng an toàn hơn. Hiệp địnhASEAN về Quản lý Thiên tai và Ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (ADDMER) đã cóhiệu lực vào tháng 12 năm 2009. Các nước đã xây dựng Chương trình Công tác cuaẢDDMER giai đoạn 2010-2012 để thực hiện các nội dung trong ADDMER, bao gồm cảviệc thành lập Trung tâm Điều phối Hỗ trợ nhân đạo về quản lý thiên tai ASEAN(Trung tâm AHA) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 tại Indonesia. Theo trongđó, mỗi năm các nước sẽ đóng góp ít nhất 30.000 đô la Mỹ để phục vụ cho việc vậnhành Trung tâm này. ASEAN cũng đã khởi động Mạng dữ liệu trên mạng về thiên taikhu vực Đông Nam Á vào năm 2007 và Bản đồ thiên tai Đông Nam Á trên mạng.

ASEAN cam kết thúc đẩy bình đẳng xã hội và lồng ghép quyền của người dânvào chính sách, bao gồm quyền và phúc lợi của các nhóm bị thiệt thòi, dễ bị tổnthương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và lao động di cư.Điều này nhằm bảo vệ lợi ích và quyền cũng như tạo cơ hội đồng đều, nâng caochất lượng cuộc sống và điều kiện sống cho phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, vàngười khuyết tật. Các biện pháp thực hiện của chương trình này bao gồm: thànhlập Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em; Thiết lậpmạng lưới ASEAN về ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; Thực hiện chươngtrình về bảo vệ, phát triển và nuôi dưỡng trẻ em phù hợp với Công ước về QuyềnTrẻ em; Thiết lập mạng lưới những người làm công tác xã hội ASEAN vào năm 2013;Tổ chức các chương trình xây dựng năng lực khu vực về dịch vụ xã hội và phục hôìchức năng cho người khuyết tật.

Chương trình bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư nhằm bảo đảmchính sách di cư công bằng, và toàn diện, và sự bảo vệ xứng đáng cho tất cả laođộng di cư phù hợp với luật, quy định và chính sách của từng Quốc gia Thành viênASEAN cũng như thực hiện Tuyên bố ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Lao độngDi cư. Các biện pháp thực hiện bao gồm triển khai hoạt động của Ủy ban ASEAN vềThực hiện Tuyên bố ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Lao động Di cư; Đâỷmạnh nỗ lực bảo vệ các quyền con người cơ bản, thúc đẩy lợi ích và giữ gìn phẩmgiá con người của lao động di cư qua hỗ trợ chức năng lãnh sự của cơ quan lãnhsự hoặc ngoại giao khi có lao động di cư bị bắt, hoặc bị tù hoặc bị giam giữdưới bất kỳ cách thức nào theo luật và quy đinh của nước tiếp nhận lao động vàtheo Công ước Viên và Quan hệ Lãnh sự.; Chương trình thúc đẩy Trách nhiệm Xã hôịcủa Doanh nghiệp nhằm đảm bảo trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR) được đưavào chương trình nghị sự của doanh nghiệp và nhằm đóng góp vào sự phát triểnkinh tế-xã hội bền vững tại các Quốc gia thành viên ASEAN.

Xây dựng bản sắc ASEAN là một trong những lĩnh vực trọng tâm của ASEANnhằm xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội với một ASEAN đa dạng trong thống nhất.Các nước thành viên đã nỗ lực thúc đẩy nhận thức và ý thức về Cộng đồng ASEANthông qua việc xuất bản các ấn phẩm, phát hành các bản tin trên các phương tiệnthông tin đại chúng về ASEAN, thực hiện Chương trình ASEAN trong hành động vàcác chương trình tin tức truyền hình ASEAN, nâng cao nhận thức của ASEAN trongcác trường học, tổ chức Chương trình câu đố về ASEAN; bảo tồn và thúc đẩy di sảnvăn hóa ASEAN với các chương trình biểu diễn, giao lưu văn hóa…; thúc đẩy sựtham gia của cộng đồng để xây dựng bản sắc ASEAN và một ASEAN hướng vào ngươìdân.

Các nước thành viên ASEAN đều tăng cường hợp tác để giảm khoảng cách pháttriển, đặc biệt về khía cạnh xã hội của sự phát triển giữa nhóm 6 nước ASEAN banđầu và các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) và trong ASEAN tạinhững vùng bị tách biệt và kém phát triển. Biên bản ghi nhớ giữa ASEAN và Ủy bansông Mekong đã được ký năm 2010 nhằm hỗ trợ Campuchia, Lào và Việt Nam xây dựngkế hoạch phát triển lưu vực sông Mekong, thực hiện các chương trình và dự ánnâng cao năng lực và hỗ trợ cho các nước kém phát triển hơn.

Có thể nói, hợp tác phát triển văn hóa và xã hội là những nội dung xuyênsuốt của ASEAN kể từ khi thành lập đến nay. Đặc biệt, khi Cộng đồng Văn hóa-Xãhội được chính thức ra đời cùng Cộng đồng Chính trị-An ninh và Cộng đồng Kinhtế, hợp tác về văn hóa và xã hội đã được nâng lên một tầm cao mới với việc xâydựng và thực hiện Kế hoạch Tổng thể của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội với 6 lĩnh vựcvà 339 đầu mục cụ thể nhằm hiện thực hóa một cộng đồng thịnh vượng về kinh tế,đa dạng về văn hóa, ổn định về xã hội. Trong quá trình đó, ASEAN cũng đã phôíhợp chặt chẽ và xúc tiến hợp tác với các nước đối thoại, đặc biệt là Nhật Bản,Hàn Quốc và Trung Quốc cùng các nước đối tác khác nhằm tận dụng sự hỗ trợ về kỹthuật, tài chính cho tiến trình xây dựng cộng đồng, nâng cao năng lực của ASEANnói chung và các nước thành viên ASEAN nói riêng.

Cộng đồng Văn hóa-Xã hội: con đường phía trước và sự tham gia của ViệtNam

Kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã tích cực và chủ động thamgia các hoạt động hợp tác chung, đề ra các sáng kiến hướng tới nỗ lực chung cuaẢSEAN. Đặc biệt, trong năm 2010, Việt Nam đã chứng tỏ vai trò Chủ tịch Cộng đồngVăn hóa-Xã hội với những sáng kiến và nỗ lực điều phối và thực hiện các mục tiêucủa Cộng đồng và đã được các nước ASEAN đánh giá cao.

Hiện nay, hoạt động của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (VHXH) đang tập trung ràsoát việc thực hiện Kế hoạch tổng thể nhằm đánh giá tiến độ thực hiện. Việc hoànthành Kế hoạch tổng thể vào cuối năm 2014 đòi hỏi phải có những hành động thiếtthực từ các nước, có sự đồng thuận cao và phân bổ ngân sách hợp lý, hiện thựchóa những Tuyên bố, chỉ đạo Cấp cao bằng các hoạt động thực tiễn ở khu vực vàquốc gia. Điều này cũng tạo nhiều cơ hội và thách thức đối với các nước ASEAN.

Với xu hướng tiến tới một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, các cơ quan chuyênngành của ASEAN hiện đang kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động hợp tác, hình thànhnhiều nhóm công tác của các Hội nghị Quan chức Cấp cao hay những nhóm Công tácđặc biệt. Những thách thức chính trong việc thực hiện Kế hoạch tổng thể bao gồmviệc huy động nguồn lực, xác định ưu tiên; tính chủ động và cam kết quốc gia củacác nước trong việc tổ chức thực hiện, phương pháp và cách phối hợp và giám sát.

Đối với Việt Nam, với vai trò là Trụ cột Cộng đồng Văn hóa-Xã hội của ViệtNam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có kế hoạch tiếp tục nỗ lực thực hiện cácưu tiên của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, bao gồm: Lồng ghép các nội dung hợp tác,các cam kết và các Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo Cấp cao trong việc thực hiệncác chương trình, kế hoạch của cơ quan chuyên ngành liên quan; Tập trung vàohoạt động nâng cao nhận thức chung của người dân về Cộng đồng ASEAN nói chungcũng như Cộng đồng Văn hóa-Xã hội nói riêng, sử dụng Kế hoạch Truyền thông củaCộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đã được Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-Xãhội lần thứ 3 thông qua; Tìm hướng giải quyết đối với những thách thức chínhtrong việc thực hiện kế hoạch tổng thể bao gồm việc huy động nguồn lực, xác địnhưu tiên; tính chủ động và cam kết quốc gia của các nước thành viên trong việc tổchức thực hiện; cách phối hợp và giám sát.

Với vai trò là cơ quan đầu mối chủ trì Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, Hội nghịBộ trưởng lao động ASEAN, Hội nghị Phúc lợi xã hội và Phát triển của ASEAN vàHội nghị Bộ trưởng Phụ nữ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam đã và đangthể hiện vai trò điều phối tích cực của mình trong sự phát triển của Cộng đồngVăn hóa-Xã hội nhằm tiến tới một Cộng đồng ASEAN vững mạnh./.

(TTXVN)

Nguồn TTXVN: http://www.vietnamplus.vn/cong-dong-asean-45-nam-hop-tac-va-phat-trien/156785.vnp