Con trai tôi vừa khỏi bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, giờ cháu có cần kiêng cữ gì không?

Tôi đã cho cháu đến lớp trở lại thì có cần phải kiêng gì khi đi học trở lại để tránh biến chứng về sau không?

Chào chị Ha Tham! Tuyến mang tai là một trong các tuyến vòm họng thường bị viêm sưng, đỏ, đau. Thường gặp nhiều ở trẻ em. Chị chỉ nói con chị bị viêm tuyến mang tai nhưng không nói rõ các triệu chứng và đã được khám, điều trị như thế nào? Bởi vì viêm tuyến nước bọt mang tai cần phân biệt với bệnh quai bị. Bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt mang tai có triệu chứng gần giống nhau nhưng hậu quả khác nhau. Bệnh quai bị có thể có biến chứng vô sinh; viêm tuyến nước bọt đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt. Vì vậy, cần phân biệt rõ hai loại bệnh này để có hướng xử trí đúng. - Bệnh quai bị do virus quai bị gây ra, bệnh phổ ở nhiều nơi, có thể bùng lên thành dịch; gồm có các triệu chứng như: sốt 38-39 độ C, đau đầu, chán ăn, khó nuốt, nói khó, đau nhức các khớp xương, vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chủm, lan xuống dưới hàm, da vùng sưng, có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. Thường sưng cả hai bên tuyến nước bọt mang tai nhưng có khi chỉ sưng một bên. Song song với các tổn thương ở tuyến nước bọt, virus quai bị còn làm tổn thương ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn ở nam, viêm buồng trứng ở nữ, viêm màng não, viêm não... - Viêm tuyến mang tai đơn thuần do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thấy vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan rộng ra xung quanh, da vùng tuyến sưng tấy, đỏ, đau, nói và nuốt đau. Có hạch viêm phản ứng góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Sốt 38-39 độ C, không có biểu hiện tổn thương ngoài tuyến, bệnh có tính chất đơn lẻ, cơ hội thường xuất hiện khi có các viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng, không lây thành dịch. Về điều trị: - Bệnh quai bị: đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kháng sinh không có tác dụng mà chỉ điều trị triệu chứng: chờm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, vitamin có thể dùng corticoid, súc miệng nước muối thường xuyên sau khi ăn. Cách ly bệnh nhân tối thiểu 2 tuần, bệnh nhân nên nghĩ ngơi, nằm yên, hạn chế đi lại. - Viêm tuyến nước bọt đơn thuần: điều trị kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau. Nếu để muộn điều trị không kịp thời 7-10 ngày bệnh giảm các triệu chứng chuyển sang viêm mạn tính tái phát sau một vài tháng/lần viêm lại. Ở những bệnh nhân viêm tuyến mang tai tái phát nhiều lần làm vùng tuyến mang tai hai bên phì đại (to hơn bình thường), không nhỏ lại được, vì thế làm biến dạng khuôn mặt bệnh nhân. Cách phòng tránh tốt nhất: cho trẻ chải răng thường xuyên trước khi đi ngủ và sáng thức dậy. Sau các bữa ăn, nên lấy hết vữa thức ăn, súc họng bằng nước muối tinh khiết cho trẻ. Không nên để trẻ ăn kẹo trước khi đi ngủ tối. Thân ái! BS Nguyễn Minh Trí AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. AloBacsi.vn

Nguồn Alobacsi: http://alobacsi.vn/q2750c197/con-trai-toi-vua-kh%e1%bb%8fi-benh-viem-tuyen-nuoc-bot-mang-tai-gio-chau-co-can-kieng-cu-gi-khong.htm