Cơn bão số 10 vừa quét qua, dịch bệnh nào theo nhau kéo đến?

Ngoài mức độ tàn phá đã phải hứng chịu từ cơn bão số 10, cách vùng bão đi qua sẽ phải đối mặt với nguy cơ bùng phát các loại bệnh dịch nào?

Với sức gió giật cấp 15, cơn bão số 10 đi qua đã khiến nhiều ngôi nhà tốc mái, cây xanh gãy đổ, ngập úng khắp các thành phố, huyện, xã...Đây là cơn bão có độ rủi ro thiên tai lớn nhất từ trước đến nay.

Ngoài những thiệt hại về người và của thì việc đối mặt người dân vùng bão lại phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Các loại bệnh "ăn theo" mưa bão có nguy cơ bùng phát rất cao.

Ảnh: Văn Được/Zing.

Bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột: Đây là các loại bệnh về đường ruột do vi khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn)…gây nên. Đáng sợ nhất chính là bệnh tiêu chảy, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị, cách ly kịp thời sẽ có nguy cơ lây lan thành dịch.

Bệnh sốt xuất huyết: Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết hiện nay, sau cơn môi trường sống ô nhiễm càng tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi nảy nở. Vì thế nguy cơ bùng phát trở lại dịch trên diện rộng là điều cần lưu tâm. Cách phòng bệnh tốt nhất cần làm ngay là nhanh chóng dọn sạch nơi ở, diệt muỗi, diệt bọ gậy và ngủ phải mắc màn.

Ảnh minh họa, nguồn: Vietnamnet.

Bệnh viêm đường hô hấp trên: Đang mùa Thu thời tiết hanh khô, độ ẩm gia tăng đột ngột khiến cơ thể con người khó “điều chỉnh” kịp để thích nghi nên rất càng dễ bị cảm lạnh, cúm, nhiễm lạnh dẫn đến các bệnh đường hô hấp trên gia tăng. Đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu càng phải thận trọng.

>>> Mời độc giả xem video: "Cập nhật diễn biến bão số 10" tại đây.

Đau mắt đỏ: Do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sẽ nên rất dễ nhiễm các vi rút gây bệnh đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ...

Bệnh da liễu: Đây là bệnh “ăn theo” phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lũ. Do ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường nên người dân vùng bão lũ dễ mắc các bệnh da liễu điển hình như: nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân (dân gian gọi là “nước ăn chân”); mẩn ngứa; viêm da. Vì thế, cần thường xuyên tắm và rửa mặt bằng nước đã được làm trong, khử khuẩn để phòng bệnh đau mắt và bệnh ngoài da.

Ảnh: Văn Được/Zing.

Ngoài những bệnh tật kể trên, chúng ta còn phải đề cao cảnh giác với các tai nạn dễ xảy ra trong mùa mưa bão như chết đuối, điện giật, cây đè, biển quảng cáo đè...

Tuyết Mai (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/con-bao-so-10-vua-quet-qua-dich-benh-nao-theo-nhau-keo-den-933268.html