Coi chừng sỏi thận từ những thói quen tưởng bình thường

Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Coi chừng mắc sỏi thận bởi những thói quen hằng ngày.

Không dưới 1,5 triệu người Việt đang có viên sỏi trên đường tiết niệu, trong bể thận, trong ống dẫn tiểu hay bàng quang. Trong số đó, khoảng 2/3 là nam giới.

Sỏi thận từ những thói quen bình thường hằng ngày (Ảnh minh họa)

Coi chừng rước sỏi thận vào người bởi những sai lầm sau đây:

Người uống nhiều nước ít khi bị sỏi thận?

Hoàn toàn chính xác, vì lượng nước uống vào tối thiểu có tác dụng làm loãng nước tiểu, nhờ đó khoáng chất và tạp chất trong nước tiểu không có cơ hội kết tủa.

Người có cơ tạng dễ bị sỏi thận, nghĩa là có cha mẹ, anh em đã bị sỏi thận, nên uống ly nước nhỏ trước khi đi ngủ, tuy có thể phải một lần tiểu đêm nhưng mặt khác tránh được tình trạng cô đặc nước tiểu trong đêm.

Cà phê là nguyên nhân gây sỏi thận?

Theo Trí thức trẻ, lượng caffein trong máu nếu quá cao sẽ kéo theo chất vôi qua đường tiểu. Càng nhiều chất vôi trong đường tiết niệu nguy cơ sinh sỏi thận càng cao.

Cà phê uống đúng hai lần trong ngày, một trong buổi điểm tâm, một không trễ hơn 17h thì cà phê nên thuốc. Uống thường hơn thì cà phê thành thuốc hại thận.

Người ăn quá nhiều thịt cũng dễ bị sỏi thận vì tăng acid uric là điều kiện thuận lợi cho một loại sỏi khác - sỏi urate.

Uống ly bia buổi tối có thể ngừa sỏi thận?

Nhờ men bia có tác dụng ngăn chặn tình trạng tích tụ chất vôi trong đường tiết niệu. Theo các nhà nghiên cứu ở Helsinki (Phần Lan), uống 0,5 lít bia mỗi ngày có thể giảm đến 40% xác suất sỏi thận.

Ở Ba Lan và Tiệp Khắc, thầy thuốc vẫn còn thói quen ghi bia trên toa thuốc của người bị sỏi thận. Nhưng xin lưu ý, phải đúng một ly bia 250 ml cho mỗi bữa ăn chính mà thôi và mỗi ngày thông thường chỉ có hai bữa không kể điểm tâm.

Béo phì là yếu tố giúp sỏi thận thành hình?

Lượng acid uric, nguyên nhân của bệnh gout, hầu như luôn luôn tăng cao ở người béo phì. Không chỉ trong khớp, chất này có khuynh hướng đọng lại trong đường tiết niệu nếu bệnh nhân uống nước không đủ.

Acid uric từ đó tạo thành điểm tựa cho khoáng chất và tạp chất bám vào mà thành viên sỏi. Giảm cân vì thế là một trong các biện pháp tích cực để phòng ngừa sỏi thận.

Lạm dụng sinh tố có thể dẫn đến sỏi thận?

Chẳng hạn với sinh tố C nếu uống liên tục nhiều tuần với mỗi ngày hơn 500 mg. Thuốc với sinh tố nào cũng vậy, chỉ hữu dụng khi cơ thể có nhu cầu.

Thêm vào đó, chất phụ gia trong thuốc sủi bọt là đòn bẩy để tạp chất trong dòng nước tiểu lắng xuống quá nhanh thay vì trôi theo dòng nước trở về với thiên nhiên.

Ăn nhiều pho mát có thể sinh sỏi thận?

Không chỉ với pho mát mà với tất cả món ăn chứa nhiều chất vôi. Nếu ăn kèm với các dạng thực phẩm có nhiều oxalate như rau dền, cà chua, bạc hà... thì nguy cơ càng cao vì dễ sinh sỏi thận có cấu trúc oxalate vôi.

Tương tự, người ăn quá nhiều thịt cũng dễ bị sỏi thận, vì tăng acid uric là điều kiện thuận lợi cho một loại sỏi khác - sỏi urate.

Không nên uống sữa nếu bị sỏi thận?

Không đúng. Nếu bạn biết cách giữ quân bình khoáng tố trong chế độ dinh dưỡng để chất vôi đừng chiếm ưu thế.

Muốn vậy, cùng lúc với uống sữa nên chú trọng các dạng thực phẩm chứa nhiều magnesium, khoáng chất có tác dụng tương tranh đối kháng với vôi, như gạo lứt, chuối, đậu xanh, khoai lang...

Đổ mồ hôi quá nhiều dễ bị sỏi thận?

Nếu không uống nước kịp thời để bù trừ lượng dịch thể và chất điện giải thất thoát qua mồ hôi. Điều này càng nên lưu ý cho vận động viên, người lao động nặng, người hay xông hơi mà quên uống nước.

Ăn quá mặn, nhiều đạm
Theo Zing.vn, thói quen ăn mặn, ăn nhiều chất đạm, thịt cũng là một nguy cơ gây sỏi thận. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi và cys tin e, gây ra sỏi. Ngoài ra, chúng còn làm giảm bài tiết chất citrate - chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.

Trong những đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, lượng protit và chất béo nhiều sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.

Nhịn ăn sáng
Với áp lực công việc và gia đình, nhiều người không có thời gian ăn sáng và cũng có người vì sợ béo mà nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi thận, mật. Nguyên nhân do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng để thực hiện tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và kết tủa thành sỏi.

Bởi vậy, dù bận rộn đến đâu bạn cũng đừng quên bữa sáng. Ăn giảm thịt, tăng rau xanh và trái cây.

Nhịn tiểu
Mọi người không nên nhịn tiểu, cần đi tiểu hết bãi, tránh để nước tiểu tồn lưu trong bàng quang. Nhịn tiểu là một thói quen không tốt cho sức khỏe nhất là có thể gây ra nguy hại cho thận của bệnh nhân. Nước tiểu được chứa trong bàng quang trong khu vực xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ xương chậu, chứa nước tiểu từ khi nhận cho đến khi nước tiểu được phóng thích ra bên ngoài.

Nhịn tiểu lâu, thường xuyên không chỉ gây hậu quả nặng nề như nhiễm trùng tiểu, bệnh lý về thận, sỏi thận, bàng quang, đường tiết niệu, làm giảm chức năng sinh lý… Trong đó vỡ bàng quang được coi là nguy hiểm nhất, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ nguy hại sức khỏe.

Trần Thanh (t/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/coi-chung-soi-than-tu-nhung-thoi-quen-tuong-binh-thuong-d106996.html