'Có mời đám, mời giỗ thì mời trước 3 ngày, để còn đi vay...'

Từ xưa, dân ta đã có tục lệ chúc tụng trong ngày vui, thăm viếng trong ngày buồn cùng với anh em xóm làng, thể hiện sự đoàn kết, sẻ chia, gắn bó. Nhưng lâu dần tục đó bị biến tướng, vì kinh tế thị trường, vì mưu cầu vật chất,... Có khi việc hiếu hỷ đã bị đem lên bàn cân như câu nói: 'Cưới lời, giỗ lỗ, tết hòa tang' (Đám cưới ắt có lời, đám giỗ ắt lỗ, tết nhứt thì hòa vốn).Mai Hoàng TIN LIÊN QUANTái diễn nhiều biểu hiện 'phản văn hóa' trong đám cươíĐám cưới trong ngày lũĐám cưới cổ tích của đôi uyên ương tí honVẫn còn tình trạng cán bộ, đảng viên tổ chức cưới hỏi phô trương, hình thứcTạo đồng thuận cao về thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cươíXu hướng trang trí tiệc cưới năm 2016

(Baonghean) - Từ xưa, dân ta đã có tục lệ chúc tụng trong ngày vui, thăm viếng trong ngày buồn cùng với anh em xóm làng, thể hiện sự đoàn kết, sẻ chia, gắn bó. Nhưng lâu dần tục đó bị biến tướng, vì kinh tế thị trường, vì mưu cầu vật chất,... Có khi việc hiếu hỷ đã bị đem lên bàn cân như câu nói: “Cưới lời, giỗ lỗ, tết hòa tang” (Đám cưới ắt có lời, đám giỗ ắt lỗ, tết nhứt thì hòa vốn).

Ừ thì đành rằng là phải có kinh phí mới tổ chức được đám cưới hay đám giỗ, nhưng thiết nghĩ, cũng nên bỏ bớt những lễ không cần thiết. Những so đo, tính toán thiệt hơn cũng nên dùng tình cảm rồi thông cảm, bù đắp. Bởi không phải lúc nào tiền và lợi nhuận cũng được đứng trên hay ngang bằng với tình nghĩa, mà tiền phải đi sau, phải nằm dưới tình, ấy mới là nghĩa sống của con người.

Ngày nhỏ, mỗi lần trong làng có đám cưới, giỗ chạp, mẹ tất tả ngược xuôi vay cho được dăm, ba chục để đi mừng, đi viếng, nhà đã không có mà mẹ còn phải đi vay như thế, xót lắm. Nên, khi lớn lên rồi lấy chồng, vốn tính tình ngang, tự quyết nên mình cũng khuyên bố mẹ 2 bên nên bỏ việc mời đám giỗ, vì người mất đã mất lâu rồi, tưởng nhớ người thân là việc riêng gia đình, đừng bắt những hàng xóm phải tốn kinh phí cho việc tưởng nhớ người thân của mình? Chả là khi nghe chị Hoài bảo vui như này: Có mời đám nhà mình thì mọi người mời trước cho vài ba ngày để mình còn đi vay chứ nhà không khi mô có sẵn tiền mô. Mình lại ngậm ngùi, thương lắm người dân quê mình.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Cứ mỗi lần nhà có đám giỗ, mình và mẹ chỉ đưa vắt xôi, lát giò cho vài cụ già hoặc trẻ nhỏ gần nhà, còn làng xóm thì mời uống nước chè xanh, sang thì có thêm đĩa lạc rang. Giữ tình làng nghĩa xóm mà không làm “tội” họ trong việc chúc tụng, thăm hỏi. Nhớ ngày cưới mình, chị hàng xóm sau nhà, nghèo rớt mùng tơi, suốt đời không giám mua cái áo coọcxe mà không biết chị moi đâu ra 200.000 đồng mừng đám cưới, mình kiên quyết không nhận. Hôm đám cưới, nhà O, cậu anh em mình, điều kiện kinh tế eo hẹp, mình cũng tính cách trả lại. Khi trả lại cũng nhẹ nhàng phân giải cho họ thấu hiểu chứ không sợ họ lại nghĩ mình giàu không cần họ. Mình nghĩ, cuộc đời, hơn thiệt tính toán về đồng tiền trong chuyện tình nghĩa không hợp lý, vì tiền có nhiều cũng chẳng cho ta cái cảm giác ngậm ngùi với nghĩa tình như vậy. Ngày vợ chồng mình làm được nhà ngoài phố, lúc chuyển đi, biết tính mình không nhận tiền cho ba cái việc chúc tụng nên hàng xóm đến, người vài cân gạo, vài cân lạc, cân đậu, dăm cái trứng, có khi chỉ bó rau sạch,... chỉ tính riêng gạo đến nay gần cả tạ. Mình góp tất cả gạo thành một bì to, đặt giữa nhà, xem đó như là một món quà vô giá. Mình muốn dạy cho con biết, cái tình nghĩa nó quý như thế nào, nó đẹp ra sao và cái đó có được cũng từ việc sống tình nghĩa.

Nhiều khi, không ước tiền nhiều để xài hàng sang, đồ hiệu, chỉ ước kha khá để tháng đôi lần về thăm quê, mua cho họ chục cá, dăm lạng thịt, thi thoảng có tiền cho họ mượn để nộp học phí cho con đúng ngày, để mua thuốc mỗi khi đau ốm cũng là hạnh phúc lắm rồi.

Con người, cứ cố dạy nhau kiếm thật nhiều tiền để tồn tại trong cuộc sống, nhưng đôi khi cuộc sống cũng dễ thở lắm. Muốn sống được vui, nhẹ nhàng tình cảm, cũng không khó lắm, chỉ cần nhẫn lại, chỉ cần lòng bao dung, thấu hiểu, đừng đặt nặng tiền bạc vật chất chắc cuộc sống cũng dễ dàng, vui vẻ...

Mai Hoàng

TIN LIÊN QUAN

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/xa-hoi/201611/co-moi-dam-moi-gio-thi-moi-truoc-3-ngay-de-con-di-vay-2756811/