Clip: Phiên tòa nói về bất cập giáo dục khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Một phiên tòa đặc biệt được mở ra. Đó là phiên tòa nói lên những bất cập của giáo dục hiện nay. Từ những lập luận của chàng trai trẻ về giáo dục trước thẩm phán đã khiến cho nhiều người phải suy nghĩ khi xem clip này.

Albert Einstein từng nói: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn.”

Mở đầu phiên tòa, chàng trai đã dẫn lời của nhà khoa học Albert Einstein để làm luận điểm chính cho những chứng cứ của mình về sau. Đó là sự liên hệ giữa hình ảnh ép buộc học sinh học theo cách rập khuôn cũng giống như việc bắt cá leo cây.

“Thưa quý ông, quý bà bồi thẩm đoàn, trên phiên tòa hôm nay là hệ thống giáo dục hiện đại, cảm ơn vì đã đến. Không những họ bắt cá phải leo lên cây mà còn bắt chúng leo xuống dốc và bắt chúng phải chạy đua.

Chàng trai mở đầu với việc dẫn lời dẫn lời của nhà khoa học Albert Einstein. Ảnh cắt từ Clip

Và hậu quả của việc làm này sẽ là khiến cho cá “chẳng bao giờ nhận ra tài năng của mình, tự nghĩ rằng chúng thật ngu ngốc và tin rằng chúng thật vô dụng?” Còn đối với học sinh là “giết chết sự sáng tạo, giết chết tính cá nhân và xúc phạm trí tuệ”.

Tiếp đó, chàng trai đưa ra 2 ví dụ cụ thể cho sự phát triển, đó là, chiếc điện thoại và chiếc xe hơi. Cách đây 150 năm, chiếc điện thoại chỉ là thô sơ, phải quay số và để cố định 1 nơi nhưng giờ đây chiếc điện thoại đó đã có thể di động cùng người dùng ở mọi lúc mọi nơi. Thay vì mang theo chiếc bàn phím cồng kềnh, người dùng chỉ cần vuốt tay nhẹ nhàng là có thể sử dụng chúng. Tương tự, chiếc xe ngày trước xe ngựa xộc xệch thì nay biến thành những chiếc xe hơi sang trọng, hiện đại.

Tuy nhiên, khi đến với sự so sánh về lớp học hiện nay và lớp học cách đây hơn một thế kỷ thì sự khác biệt chẳng được bao nhiêu. Đó vẫn là lớp học với giáo viên đứng lớp, học sinh im lặng và những cánh tay của học sinh giơ tay phát biểu.

“Vậy là suốt hơn một thế kỷ không có gì thay đổi” - chàng trai đã khẳng định.

Chàng trai cũng chỉ ra thực trạng của việc dạy và học hiện nay của giáo dục. Đó là hình ảnh học sinh “ngồi im và giơ tay khi muốn phát biểu, nghỉ trưa chỉ kịp ăn, và nhồi vào sọ 8 tiếng mỗi ngày. À còn bắt chúng cạnh tranh để giành điểm A nữa”.

Con cá là hình ảnh xuyên suốt cả phiên tòa đặc biệt này. Ảnh cắt từ Clip

Tiếp tục lập luận của mình, chàng trai đưa ra những dẫn chứng khoa học về sự khác biệt của mỗi người đặc biệt về bộ não, tư duy. Thế những, những gì nền giáo dục đang làm lại là đem tất cả học sinh vào một khuôn mẫu nhất định. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển, tư duy của chúng. Trong khi để phát triển, chúng ta cần những người có tư duy sáng tạo, đột phá, sáng suốt, độc lập và có khả năng kết nối chứ không cần những con rối vô hồn.

Và điểm sai của giáo dục là: “Khi giáo viên đứng trước 20 đứa trẻ, mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm, nhu cầu, tài năng và ước mơ khác nhau. Nhưng các người dạy chúng giống hệt nhau?”

Đó là vấn đề của học sinh còn với giáo viên chàng trai tiếp tục lập luận về những bất cập hiện nay. Đầu tiên là vấn đề mức lương của giáo viên. Nghề giáo lại là nghề rất quan trọng, nghề gieo mầm cho tương lai. Thế nhưng, mức lương cho giáo viên quá thấp. Vì vậy việc những học sinh bị đối xử bất công là điều không quá ngạc nhiên.

Tiếp theo, “giáo viên làm việc trong hệ thống quá bó buộc và thiếu quyền tự do. Chương trình giảng dạy được tạo ra bởi những người mà bản thân họ chưa học những điều đó một ngày nào trong đời. Họ bị ám ảnh bởi những bài kiểm tra chuẩn.” Không chỉ có học sinh mà giáo viên cũng bị những bài kiểm tra chuẩn cũng là một áp lực đối với giáo viên.

Và cuối cùng chàng trai lên tiếng kêu gọi hãy sửa đổi giáo dục giống như sửa đổi đổi chiếc điện thoại, chiếc xe hơi, một tài khoản facebook để phù hợp với xu thế phát triển. Thay thế những tư tưởng cổ hủ bằng một tư tưởng mới hướng tới từng em học sinh một, ưu tiên phát triển khả năng của của bản thân các em.

Đồng thời, giáo dục cũng trả công bằng cho nghề giáo với các nghề khác trong xa họi bằng cách: Thời gian lên lớp ít hơn, nâng mức thu nhập cho giáo viên, không có bài tập về nhà, tập trung vào sự hợp tác chứ không phải là đua tranh.

Kết thúc bài tranh luận của mình chàng trai đặt niềm tin về một thế giới mà cá không còn bị ép buộc phải "leo cây".

Với những lập luật của mình chàng trai đã nhận được những tràng vỗ tay của tất cả mọi người trong phiên tòa đặc biệt.

(Nguồn Clip: Sosub)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/ban-doc/clip-phien-toa-noi-ve-bat-cap-giao-duc-khien-nhieu-nguoi-phai-suy-nghi-713462.html