Clinton, Trump và tương lai chính sách đối ngoại của Mỹ

Kể từ sau thế chiến thứ hai, người ta có thể cho rằng chưa có một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nào lại có nhiều ảnh hưởng đến thể giới như năm 2016 này.

Nhiệm kỳ tổng thống của bà Clinton và ông Trump có thể ảnh hưởng đến thế giới theo những cách khác nhau. Ảnh Reuters

Một ứng viên đại diện cho sự tiếp nối, báo hiệu bà Clinton sẽ còn làm nhiều hơn cả người tiền nhiệm để chống đỡ trật tự thế giới tự do hiện nay.

Đối thủ của bà Clinton thề sẽ thay đổi trật tự đó, loại bỏ các liên minh và các hiệp định thương mại tự do, trong khi tìm cách cắt đứt giao dịch với các cường quốc độc tài trên thế giới.

Nếu Donald Trump thắng cử hôm 8/11, một cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại có thể sẽ xảy ra trong lòng Washington nếu ông thực hiện những gì mình đã tuyên bố trong suốt chiến dịch tranh cử.

Mặt khắc, nếu Hillary Clinton thắng cuộc bỏ phiếu, bà sẽ đối mặt với việc làm sao để phân biệt chính sách đối ngoại của mình với chính sách của ông Obama, nhất là khi đối mặt với những ảnh hưởng của tổng thống Vladimir Putin.

Bắc Triều Tiên

Dự kiến, Triều Tiên sẽ sớm hoàn thiện vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng đạt đến bờ tây Mỹ.

Đối mặt với vấn đề này, cố vấn chính sách đối ngoại của bà Clinton cho biết họ sẽ đảm bảo hỗ trợ đồng minh Nhật và Hàn Quốc, đồng thời gây áp lực lên Trung Quốc về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Nếu không hiệu quả, chính quyền Clinton sẽ phải chấp nhận tình trạng vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng với điều kiện ngừng phát triển tên lửa đạn đạo.

Nếu ông Trump đến phòng Bầu Dục, có thể sẽ xảy ra một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Đông Bắc Á. Cuối cùng, chính phủ Trump sẽ phải đối mặt với mối đe dọa từ những tên lửa tầm xa của Triều Tiên. Nếu đàm phán thất bại, ông sẽ sẵn sàng sử dụng đến kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Trung Quốc

Bắc Kinh đã biến khu vực biển Nam Trung Hoa thành các căn cứ hải quân và không quân để kiểm soát một số tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Tổng thống mới của Philippine Rodrigo Duterte đe dọa sẽ loại bỏ quân đội Mỹ ra khỏi đất nước.

Chính sách của bà Clinton sẽ tập trung khôi phục niềm tin của các đồng minh Mỹ trong khu vực Đông Nam Á về việc giúp họ chống lại nỗ lực thống trị biển Đông của Trung Quốc.

Phía ông Trump chưa đưa ra được phương án cụ thể cho vấn đề này. Ông chú ý hơn đến mối quan hệ giao thương với Bắc Kinh. Có thể ông sẽ làm ngơ để Trung Quốc tiếp quản biển Đông và đổi lấy một thỏa thuận song phương với những điều khoản tốt hơn.

Syria

Trong các cuộc tranh biện tổng thống, bà Clinton đã nói về việc thiết lập “vùng cấm bay” và “vùng an toàn” ở Syria. Tuy nhiên, ý kiến này có thể bị ngăn chặn vì nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga. Cựu Ngoại trưởng cũng sẽ tìm cách để tăng lượng vũ khí nhằm đàn áp các nhóm đối lập.

Phía ông Trump muốn kết hợp với ông Assad và ông Putin để giải quyết vấn đề IS. Điều này có thể khiến phe đối lập Syria và các nước vùng vịnh coi như một sự phản bội.

Nga và Ukraina

Chính quyền Clinton sẽ có những đường hướng cứng rắn hơn với Moscow, tìm cách chiếm lấy vai trò lãnh đạo trong các cuộc đàm phán với Nga về Ukraina và tiến trình hòa bình ở Minsk. Bà Clinton cũng có thể gửi viện trợ vũ khí cho Ukraina để gia tăng đòn bẩy cho Mỹ.

Ngược lại, ông Trump có thể sẽ chấp nhận sự sáp nhập Crimea và ảnh hưởng của Nga lên miền đông Ukraina.

Châu Âu và NATO

Phụ tá của bà Clinton cho biết sẵn sàng giúp gắn kết EU và NATO, đồng thời sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh của cả hai vào tháng hai.

Trái lại, ông Trump cho rằng NATO là lỗi thời và đặt ra nghi vấn về mục đích của hiệp ước quốc phòng. Điều này gây ra nỗi lo cho các nước Đông Âu khi đối mặt với sự xâm lấn của Nga.

Thương mại

Bà Clinton có thể sẽ theo đuổi và hoàn thành các thỏa thuận thương mại đa phương đầy tham vọng như hai dự án thương mại tự do lớn của chính quyền Obama: Thương mại và Đầu tư Đối tác xuyên Đại Tây Dương với châu Âu (TTIP) và đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các nước trên vành Thái Bình Dương.

Ông Trump phản đối các giao dịch trên và hứa sẽ tìm kiếm các thỏa thuận thương mại song phương với điều kiện tốt hơn.

Biến đổi khí hậu

Ông Trump muốn rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vì cho rằng đây là một trò chơi khăm của Trung Quốc, và nỗ lực giảm thiểu khí nhà kính đồng nghĩa với nguy cơ ảnh hưởng tới việc làm của Mỹ.

Vì vậy, nếu đắc cử, có thể ông sẽ loại bỏ kế hoạch Năng lượng sạch của ông Obama, một chính sách giúp hạn chế lượng khí thải từ các nhà máy điện.

Thanh Hiền

(Theo Guardian)

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/quoc-te/201611/clinton-trump-va-tuong-lai-chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-2753036/