Chuyện lạ về kẹo

Ngày xưa, khi đường còn quý hiếm thì kẹo là món ăn xa xỉ, chỉ dành cho giới thượng lưu hay dùng trong nhưng dịp lễ lạt, ngày nay, khi kẹo đã trở thành món ăn phổ biến, người ta lại dùng nó để nói lên những điều ngọt ngào...

Xa xỉ... kẹo Một trong những vật được chọn làm biểu tượng của các bang Vermont, West Virginia và Wisconsin của nước Mỹ là cây sugar maple (cây phong đường). Cây cao từ 18 - 24m, mùa thu lá cây chyển sang màu vàng và dần trở thành màu đỏ tươi vào cuối mùa đông giá lạnh. Khi xuân đến, dòng nhựa thơm có vị ngọt bắt đầu lưu dẫn trong thân cây. Người ta chỉ cần rạch lên vỏ một khoảng vừa đủ để cắm chiếc vòi nhỏ rồi hứng lấy nhựa, đem đun sôi cho bay hết hơi nước sẽ thành một loại đường sền sệt màu hổ phách có vị ngọt thanh cùng mùi thơm vô cùng quyến rũ. Đường này dùng làm kẹo hoặc rưới lên bánh sẽ rất hấp dẫn. Nhựa cây chỉ có vào mùa xuân, mỗi cây lại có rất ít nên loại đường này rất đắt tiền, chỉ đủ bán trong nước Mỹ chứ không để xuất khẩu. Một ký kẹo loại thượng hạng được làm từ nhựa phong đường có giá cả ngàn USD. Cách làm kẹo đơn giản nhất mà người dân thường tự làm tại nhà từ nhựa phong đường là rải nước đường lên một chậu tuyết, rồi dùng chiếc que nhỏ quấn dài chất lỏng đang nhanh chóng đông lại thành cây kẹo mút ngon lành. Món kẹo bông gòn làm từ loại đường này lại có mặt và hấp dẫn trong các hội chợ. Nổi tiếng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ là kẹo lokum - loại kẹo dẻo với đủ màu sắc, hương vị và có khi có nhân là các hạt như đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân.. Cầu kỳ hơn thì có các loại kẹo sữa, kẹo trái cây, kẹo chocolate mang hương vị nhựa phong đường - đặc sản của bang Vermont. Những viên kẹo hình hoa, lá, trái tim xinh xắn hay những chiếc bình thủy tinh hình lá phong đựng loại nhựa cô đặc óng màu hổ phách là quà cưới tinh tế, quà sinh nhật sang trọng và quà lưu niệm ý nghĩa mà người dân Vermont thường tặng nhau. Có một dân tộc nổi tiếng hảo ngọt là Thổ Nhĩ Kỳ, bởi tại đất nước này, kẹo là món ăn rất được yêu thích, thậm chí chẳng hề quá nếu gọi kẹo là "quốc hồn quốc túy". Du khách mua tour vừa đặt chân đến Thổ Nhĩ Kỳ thường được hướng dẫn viên tặng ngay cho một cái kẹo - cử chỉ đón khách truyền thống của người Thổ để thể hiện sự ngọt ngào. Tất nhiên, kẹo là món không thể thiếu trong những ngày trọng đại của người dân Thổ. Trong ngày cưới, khi cô dâu vừa bước về nhà chồng là lập tức sẽ được mẹ chồng cho ăn kẹo. Học sinh trong ngày nhập học cũng tặng thầy cô giáo những gói kẹo nhỏ đáng yêu. Nổi tiếng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ là kẹo lokum - loại kẹo dẻo với đủ màu sắc, hương vị và có khi có nhân là các hạt như đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân.. Ngày xưa kẹo lokum chỉ dành cho giới "quý tộc" bởi thành phần chủ yếu của kẹo khi đó là nhựa cây nhũ hương, một loài cây ở vùng Địa Trung Hải. Người ta lấy nhựa bằng cách rạch các đường nhỏ trên vỏ cây. Nhựa nhũ hương đặc trưng, có công dụng chữa một số bệnh nên khá đắt tiền, được sử dụng trong sản xuất rượu mùi, kem và một số loại bánh Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên ngày nay, đa số kẹo dẻo lokum được tạo độ dẻo từ bột bắp nên giá thành đã bình dân hơn nhiều và được bày bán khắp nơi như một đặc sản của xứ này. Kẹo thay lời nói Mizu yokan của Nhật thoang thoảng mùi thơm của tre, ăn rất thanh mát trong mùa hè Đất nước Nhật Bản cũng nổi tiếng cầu kỳ trong việc làm kẹo, mà một trong những loại kẹo tinh tế nhất là mizu yokan. Nguyên liệu chính của kẹo là đậu đỏ với đường nấu thành thạch, đem đổ vào từng ống tre lớn bằng hai ngón tay rồi hấp lên. Ống tre lớn được để trên đĩa, khi ăn phải cắt tre thật khéo để kẹo không bị vỡ. Mizu yokan thoang thoảng mùi thơm của tre, ăn rất thanh mát trong mùa hè. Người Nhật cũng dùng kẹo trong nhiều dịp lễ để thể hiện những lời cầu chúc tốt đẹp và những tình cảm chân thành. Chẳng hạn kẹo Chitoseame là món không thể thiếu trong ngày lễ Shichi Gosan - ngày lễ dành cho các em bé 3, 5 ,7 tuổi. Chitoseame làm từ bột gạo, có dạng thanh que nhỏ với rất nhiều màu, nhưng phổ biến là trắng, hồng hoặc đỏ, được gói trong giấy cũng nhiều màu rực rỡ và có in hình sếu, rùa hoặc cây tre, hoa mận... - quan niệm của người Nhật. Khi du nhập vào Nhật, ngày Valentine trở thành ngày khuyến khích phụ nữ biểu lộ tình cảm của mình đối với nam giới bằng cách tặng chocolate. Để cho công bằng (và cũng để kích cầu, năm 1965, một công ty kẹo dẻo mở một chiến dịch khuyến khích đàn ông cảm ơn những phụ nữ đã tặng quà cho mình trong ngày 14/3 bằng những hộp kẹo dẻo, ban đầu người Nhật gọi đây là ngày Kẹo dẻo, sau này đổi thành ngày Kẹo sữa. Bây giờ ở Nhật, Valentine coi như ngày lễ lớn của những người còn độc thân, còn ngày Kẹo sữa thì ngược lại, của những người đã có gia đình. Mới hay vị ngọt của kẹo còn nói lên rất nhiều điều mà có khi cả ngàn lời nói cũng không bày tỏ hết! Theo Cẩm Tú

Nguồn TTOL: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/anchoi/399193/index.html