Chuyên gia nước ngoài khuyên người trẻ về vấn đề 'nhảy việc'

'Khi còn trẻ, các bạn không nhất thiết phải biết mình muốn làm gì trong cuộc đời này. Nhưng nhảy việc là điều cần hết sức cẩn trọng'.

Ông Gerrit Bouckaert, Giám đốc Quốc gia của Robert Walters Thái Lan và Việt Nam.

Ông Gerrit Bouckaert, Giám đốc Quốc gia của Robert Walters Thái Lan và Việt Nam vừa dành thời gian trao đổi với phóng viên Báo Tin Tức về định hướng nghề nghiệp của lực lượng lao động trẻ sau khi công ty tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao Robert Walters công bố Khảo sát Lương Toàn cầu thường niên 2017.

Xin chào ông Gerrit Bouckaert, cám ơn ông đã dành thời gian cho Báo Tin Tức. Câu hỏi đầu tiên chúng tôi dành cho ông là, theo quan điểm của ông, lực lượng nhân sự trẻ ở Việt Nam gặp khó khăn gì khi tìm việc làm?

Chúng tôi thường làm việc với lực lượng nhân sự có từ 5 – 10 năm kinh nghiệm và ít tập trung bằng vậy với đối tượng nhân sự trẻ hơn. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy rằng, lực lượng lao động trẻ Việt Nam có xu hướng hơi e ngại khi đối mặt với vấn đề tôn trọng theo quan niệm châu Á và họ dễ dàng bỏ qua quan điểm của cá nhân họ.

Tôi nghĩ người trẻ nên tìm và tham gia các chương trình đào tạo của các công ty ở nhiều lĩnh vực nếu có thể, có thể là luân phiên 3 tháng trong lĩnh vực kế toán, 3 tháng trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, 3 tháng trong lĩnh vực nhân sự, để họ biết được họ muốn gì.

Thông qua quá trình va chạm này, các bạn được tiếp cận với những công ty có hiểu biết sâu rộng hơn về bức tranh tổng thể của nền kinh tế, và cũng từ đó các bạn hiểu được mình muốn làm việc trong lĩnh vực nào. Nếu các bạn lựa chọn không làm trong lĩnh vực nào đó, thì việc cọ xát này cũng giúp các bạn hiểu các lĩnh vực kết nối với nhau như thế nào.

Theo tôi, người trẻ nên bắt đầu thu thập kinh nghiệm cho bản thân từ sớm để đáp ứng được yêu cầu của công ty sau này. Tôi không biết việc thực tập ở Việt Nam như thế nào nhưng cá nhân tôi, công việc thực tập của tôi thực sự giúp tôi hiểu ra vấn đề kinh doanh trước khi tôi có được công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học.

Vì vậy tôi nghĩ dù là đi làm lấy kinh nghiệm ở công ty gia đình hay các tập đoàn, thì những kinh nghiệm trước đó hoàn toàn có đóng góp cho kế hoạch phát triển hiện tại của các bạn.

Khi còn trẻ, các bạn không nhất thiết phải biết mình muốn làm gì trong cuộc đời này. Bạn đi học, rồi bạn ra trường với tấm bằng tốt nghiệp. Và điều chúng ta thường thấy là, nếu bạn cầm tấm bằng tài chính kế toán chẳng hạn, bạn làm việc sau khoảng 2 – 3 năm, bạn nhận ra có thể đây không phải là điều dành cho bạn. Đó là lúc câu chuyện đưa chúng ta trở lại việc thực tập của thời sinh viên.

Với người trẻ, tôi đồng ý có thể chúng ta đi khám phá một ít, có thể thử một, hai hay ba điều để tự khám phá xem tài năng của chúng ta là gì, bạn cảm thấy bạn cảm thấy thoải mái khi ở đâu rồi xây dựng câu chuyện bắt đầu từ đó để định hướng nghề nghiệp nào bạn muốn theo đuổi.

Tôi nghĩ sẽ rất khó khi mọi người cứ liên tục nhảy việc.

Được biết ông từng thực tập ở một tổ chức phi chính phủ (NGO), ông có lời khuyên nào khác cho các bạn trẻ không?

Tôi sẽ nói là hiểu chính mình. Tôi nghĩ là nhiều người muốn làm những điều được xem là thời thượng và ngon lành, và nhiều người giờ đây hướng đến các công ty khởi nghiệp và công nghệ số. Ngành nghề này nghe hay nhưng không nhất thiết sẽ là ngành nghề trao cho bạn những thứ căn bản nhất cần cho cuộc sống sau này.

Vì vậy lời khuyên của tôi dành cho các bạn là hãy đi làm việc cho các công ty lớn trước để bạn hiểu công việc vận hành như thế nào. Khi đã có kiến thức rồi, bạn hãy mang kiến thức đó đi để xin tuyển dụng vào nơi nào đó khác trong một môi trường bạn mong muốn.

Tôi nghĩ các doanh nghiệp lớn tồn tại có lý do của nó. Họ lớn vì họ thành công. Họ biết họ làm gì. Họ có hệ thống tốt, đào tạo tốt, môi trường phát triển tốt cho nhân viên.

Vậy trong quá trình phỏng vấn, các ứng viên nên lưu tâm điều gì để thành công theo ông?

Điều tôi thường nghe thấy là việc khá thường viên các ứng viên đề cập đến tiền ngay từ đầu quá trình tuyển dụng. Nếu chúng ta xem xét khía cạnh điều gì tạo động lực làm việc cho chúng ta, thì tiền chỉ là một loại động lực trong ngắn hạn. Khi bạn đã quen với khoản tiền lương, bạn sẽ quên đi mất động lực này thôi.

Điều đôi lúc mọi người không chú tâm đủ nhiều là kế hoạch phát triển sự nghiệp trong công ty của bạn là gì. Tôi cần phải làm là gì để tiến tới bước tiếp theo. Tôi có tinh thần trách nhiệm không...

Tôi nghĩ rằng đôi lúc mọi người đề cập đến tiền quá nhanh và đôi lúc việc này có thể bị xem là tham lam. Trong quá trình phỏng vấn, nhiều khách hàng sẽ không muốn tuyển dụng những ứng viên đề cập đến tiền quá sớm ở ngay vòng một và vòng hai. Nếu công ty đó thích bạn, họ sẽ đưa ra gói lợi ích dành cho bạn và bạn có thể thương thảo ở giai đoạn sau. Nhưng trước tiên, bạn cần họ phải thích bạn đã.

Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá những giá trị bạn có thể đóng góp cho công ty, từ trình độ đến cá tính của bạn cũng như kĩ năng xã hội của bạn. Vì vậy, việc đề cập đến tiền sớm không phải là lựa chọn tốt nhất.

Tốt hơn là bạn nên hiểu làm việc ở công ty nào có nghĩa là gì, trách nhiệm của tôi là gì, kế hoạch phát triển nghề nghiệp của tôi là gì rồi chúng ta hãy nói đến tiền.

Ông có nghĩ là đúng không khi nói 2017 là thời điểm tốt để bỏ công việc hiện tại để tìm một công việc mới, bởi theo Khảo sát Lương toàn cầu thường niên do Robert Walters mới công bố, người nhảy việc năm nay có thể tăng thu nhập từ 10 - 25%?

Đúng vậy, tuy nhiên, ở thị trường mới nổi, nếu bạn ở lại công ty hiện tại bạn có thể đợi được đến lúc được đề bạt.

Tôi thấy nhiều người chuyển việc chỉ trong vòng hai năm hoặc thậm chí ít hơn 2 năm. Dù họ có được khoản tăng thu nhập, nhưng đồng thời họ cũng tạo ra sự bất ổn trong CV xin việc của họ. Có nghĩa là trước năm họ 30 tuổi, có thể họ đã chuyển việc đến 3, 4 lần, và điều này khá đáng sợ đối với các công ty tuyển dụng bởi bạn sẽ bị đánh giá là thiếu tính sự ổn định. Tôi nghĩ bạn cần tìm một công việc tốt và bảo đảm là bạn có một kế hoạch phát triển sự nghiệp ở đó rồi hãy chuyển sang bước tiếp theo. Các công ty luôn thích những người bám trụ lại, những người nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đến vị trí tiếp theo. Nếu bạn làm được điều đó, không những bạn có thể được tăng lương mà bạn còn không cần phải chuyển việc. Đôi khi bạn phải kiên nhẫn một chút và tôi biết đôi khi cũng sẽ khó nếu nhiều nhà tuyển dụng có ý với bạn. Nhưng nếu bạn tin nhà tuyển dụng hiện tại là một nhà tuyển dụng tốt, hãy tạo dựng một sự nghiệp ở đó, họ sẽ tưởng thưởng bạn sau này. Nếu nhìn về mặt dài hạn, các nhà tuyển dụng thực sự đánh giá cao tính ổn định của ứng viên khi họ tìm kiếm nhân sự ở cấp độ giám đốc bởi họ muốn thấy sự cam kết của bạn với công ty. Mọi người dễ bị việc chuyển việc mời gọi, khi bạn trẻ thì bạn cần tiền, nhưng chúng ta cần nhìn về mặt dài hạn. Tôi nghĩ mọi người cần rất cẩn thận, chúng ta không chỉ nghĩ đến vấn đề tiền, bởi việc chuyển việc có thể gây ra tổn thất không chỉ về mặt nghề nghiệp mà còn cả mặt tâm lý. Các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam đang trên đà phát triển, liệu lực lượng lao động có được khuyến khích tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực này không thưa ông? Bạn cần biết mình thuộc tuýp người nào, có phải tuýp có thể phát triển trong môi trường mọi thứ có thể thay đổi qua một đêm hay không. Làm việc ở một công ty khởi nghiệp thì mỗi ngày là một thử thách mới. Ngày mai bạn có thể rồi đời nhưng ngày mai bạn cũng có thể được thăng chức. Do vậy, nếu bạn có phẩm chất phù hợp với môi trường biến đổi nhanh này và bạn có cả sự điềm tĩnh cần thiết, làm việc ở đây không vấn đề gì. Nhưng cũng nhiều người thấy hứng thú với những môi trường ổn định hơn. Có một luồng ý kiến ở Việt Nam cho rằng nhiều người thích làm việc ở khu vực công hơn khu vực tư, dù thu nhập của khu vực công không cao bằng khu vực tư. Ông có thể chia sẻ một số quan điểm cá nhân ông không? Công việc của chúng tôi hoàn toàn nằm trong khu vực tư, nên nếu tôi bình luận về việc mọi người muốn làm việc ở khu vực công cũng không đúng lắm. Nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề lựa chọn cá nhân. Cả hai phía đều có những điểm cộng và những điểm trừ, mặt tốt và mặt xấu. Và điều này một lần nữa phụ thuộc vào bạn là tuýp người như thế nào. Xin cám ơn ông.

Vũ Anh

Nguồn Tin Tức TTXVN: http://baotintuc.vn/viec-lam/chuyen-gia-nuoc-ngoai-khuyen-nguoi-tre-ve-van-de-nhay-viec-20170217120908736.htm