Chữa viêm tắc, suy tĩnh mạch chi

Nhiều phụ nữ không may bị viêm tắc, suy tĩnh mạch chi đã may mắn vượt qua bệnh tật khi được chữa trị bằng phương pháp châm cứu.

Chị T.H, 56 tuổi, ở ngõ 105 Láng Hạ - Hà Nội kể, mới ngoài hai mươi tuổi chị đã bị chứng đau như kim châm vào người, ở tay, khuỷu tay, khớp tay. Đi khám, bác sĩ kết luận chị bị viêm tắc tĩnh mạch chi (tay). Mắc bệnh từ hồi chưa lập gia đình, nay chị đã về hưu gần một năm. Viêm tắc tĩnh mạch chi đã đeo đẳng hàng chục năm nay, nên gần như ai mách cho phương thuốc hay tài liệu về căn bệnh này chị đều tìm hiểu. Một người bạn mách cho chị tới chữa theo những phương pháp ở Phòng Chẩn trị Nam y - Đo Kinh lạc - Châm cứu (thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ trong y học cổ truyền. Đó là phương pháp sử dụng máy Đo Kinh lạc để chẩn đoán bệnh, kết hợp châm cứu của cố Lương y Lê Văn Sửu, cùng việc dùng các bài thuốc bí truyền của Nhà sư - Thượng tọa Thích Thanh Thìn (người nổi tiếng về chữa thuốc Nam tại khu vực Chùa Hương), bên cạnh ứng dụng phép dùng thuốc trong Kỳ Môn Y Pháp của Dược sĩ - lương y Đào Kim Long. Ông Đinh Lai Thịnh - giám đốc Trung tâm là học trò của ba người thầy nổi tiếng trên, đặc biệt ông được kế thừa những bí quyết chữa viêm tắc tĩnh mạch chi bằng châm cứu của cố Lương y Lê Văn Sửu, mà hồi còn sống vị cố lương y này đã từng chữa khỏi cho nhiều người bệnh. Ông nhận chữa cho chị T.H bắt đầu từ ngày 10/5/2011, với hai đợt châm cứu đầu tiên kết hợp dùng thuốc Nam y, mỗi đợt 10 ngày. Chị T.H cho biết, mười ngày châm cứu đầu tiên chị đã cảm nhận những cơn đau như kim châm vào người giảm rõ rệt. Sang đợt thứ hai chị cảm nhận cơn đau nhẹ hơn nữa và không thường xuyên hàng ngày như trước. Hiện chị đang nghỉ điều trị, chờ tiếp tục châm cứu đợt ba. Song chị kể, đã thấy ngủ tích cực hơn, giấc ngủ sâu hơn. Mừng nhất là không còn đau đớn nữa. Những đợt nắng nóng gần đây, chị đã có thể dùng quạt điện cho thổi gió thẳng người và mặc áo cộc tay bình thường, không cảm giác sợ gió, sợ lạnh như trước. Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, ông Đinh Lai Thịnh cho biết, có thể gặp tình trạng nông hoặc sâu. Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới thường gặp khi bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nông chi dưới sau một tình trạng bệnh nặng như mất máu lớn, nhồi máu cơ tim...; đôi khi gặp viêm tắc tĩnh mạch nguyên phát do nhiễm trùng trên một cơ thể dễ mẫn cảm, như dị ứng hay phải truyền máu... Viêm tắc tĩnh mạch sâu ở chi dưới thường gặp sau chấn thương, bỏng, sinh khó hoặc sẩy thai ở phụ nữ, sau mổ lấy thai hoặc sau các phẫu thuật ở cơ quan tiêu hóa, tiết niệu và một số bệnh nhiễm trùng khác... Các trường hợp bị suy tĩnh mạch, đó là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chi, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chi và lan lên dần. Hậu quả là các tĩnh mạch bị quá tải, căng giãn ra, chứng giãn tĩnh mạch và phồng tĩnh mạch (hay còn gọi là chứng suy tĩnh mạch). Bệnh có tỷ lệ tăng cao cùng với tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam và có liên quan tới các yếu tố nguy cơ khác, như: tư thế đứng nghề nghiệp, béo phì, chế độ ăn thiếu vitamin, yếu tố gia đình và yếu tố cơ địa. Viêm tắc tĩnh mạch Các tĩnh mạch xuyên nối hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, kèm theo các mao mạch nhỏ li ti dưới da cũng có nhiệm vụ đưa máu đi nuôi cơ thể và đưa máu đã hết chất dinh dưỡng cũng như oxygene trở về tim. Các mao mạch này giãn nở thành từng chùm xanh dưới da như mạng nhện. Nó làm giảm đi chất lượng cuộc sống, nhất là vấn đề thẩm mỹ đối với các phụ nữ trẻ. Các tĩnh mạch hiện rõ dưới da bàn tay và to phồng lên khi lưu lượng máu ở đó gia tăng vì vận động nhiều, và trong những lúc cánh tay ở vị thế duỗi xuống. Những người vận động bàn tay nhiều thì lớp mở ở mu bàn tay cũng giảm thiểu nên các tĩnh mạch hiện rõ hơn. Như vậy để phòng chứng giãn phồng tĩnh mạch, cần phải tránh tư thế đứng lâu, có băng chun bảo vệ cẳng chân, cẳng tay khi tập thể thao với cường độ cao; tránh chế độ ăn thiếu vitamin. Nhã Trần

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=37755&menu=1425&style=1