Chữa táo bón sau sinh nở

Chế độ ăn uống của chị em sau sinh thường có nhiều chất dinh dưỡng mà thiếu chất xơ do vậy mà hay bị táo bón, thường 2 - 3 ngày, thậm chí 4 - 5 ngày mới đại tiện 1 lần. Nguyên nhân do chức năng tiêu hóa bị giảm đi, dạ dày co bóp yếu, thức ăn bị đọng lại trong thời gian dài; do sau khi sinh, vùng cơ xương chậu bị tổn thương ít nhiều nên lực co bóp không đủ. Xin giới thiệu một số món ăn, nước uống vừa đảm bảo dinh dưỡng lại chữa được chứng bệnh này để chị em tham khảo.

Chế độ ăn uống của chị em sau sinhthường có nhiều chất dinh dưỡng mà thiếu chất xơ do vậy mà hay bị táo bón, thường 2 - 3 ngày, thậm chí 4 - 5 ngày mới đại tiện 1 lần. Nguyên nhân do chức năng tiêu hóa bị giảm đi, dạ dày co bóp yếu, thức ăn bị đọng lại trong thời gian dài; do sau khi sinh, vùng cơ xương chậu bị tổn thương ít nhiều nên lực co bóp không đủ. Xin giới thiệu một số món ăn, nước uống vừa đảm bảo dinh dưỡng lại chữa được chứng bệnh này để chị em tham khảo.

Cháo khoai lang: khoai lang tươi 250g, gạo lức 200g. Khoai rửa sạch cắt miếng, chocùng gạo đã vo sạch vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi sau nhỏ lửa nấu thành cháo loãng. Ngày ăn vài lần, mỗi lần 1 bát.

Cháo hà thủ ô, táo đỏ: hà thủ ô 50g, táo đỏ 3 quả, gạo lức 100g, đường phèn 30g. Hà thủ ô cho vào nồi đất, nước vừa đủ, đun sôi, cô đặc lấy nước, bỏ bã, cho gạo đã đãi sạch và táo đỏ vào đun to lửa sau nhỏ lửa nấu thành cháo loãng. Ngày ăn 1 bát, chia 2 lần.

Cháo khoai sọ: khoai sọ 250g, gạo lức 50g. Rửa sạch khoai, bỏ vỏ, thái thành miếng, gạo vo sạch cùng bỏ vào nồi, cho nửa lít nước, đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa nấu thành cháo, cho dầu ăn, gia vị vừa đủ. Ăn tùy ý.

Cháo vừng đen: vừng đen 10g, gạo lức 50g. Giã nát vừng, nghiền tan trong nước, lọc lấy nước, cùng gạo đã vo sạch, cho vào nồi, thêm nước, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu thành cháo. Chia ăn 2 lần trong ngày.

Cháo quả dâu: quả dâu tươi 60g, gạo nếp 100g. đường phèn vừa đủ. Quả dâu ngâm nước rửa sạch, vớt ra để ráo, cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi đất, nước 1 lít, đun to lửa cho sôi, sau nhỏ lửa nấu thành cháo loãng, cho đường vào là được. Ngày 1 bát chia ăn vài lần.

Mật ong pha dầu vừng: mật ong 50g, dầu vừng 25g.Dầu vừng đựng vào bát, lấy đũa tre đánh cho nổi bọt, thấy bọt nổi kín đặc thì vừa khuấy đánh, vừa đổ dầu vừng vào, tiếp tục khuấy đều và đổ khoảng 100ml nước sôi khuấy đánh sao cho các thứ thành một thể dịch chung là được. Uống nóng.

Canh hải sâm tốt cho phụ nữ sau sinh bị táo bón.

Canh hải sâm nấu mộc nhĩ: hải sâm 50g, ruột già lợn 200g, mộc nhĩ đen 20g, rượu trắng, bột ngọt, hành băm, gừng tươi băm, muối tinh vừa đủ. Hải sâm ngâm nở, rửa sạch, lòng lợn xát muối bên trong ruột, rửa sạch các tạp chất, cắt thành từng đoạn, mộc nhĩ ngâm nở rửa sạch, nước vừa đủ, cho hải sâm, ruột lợn, mộc nhĩ, hành, rượu, đun to lửa cho sôi sau nhỏ lửa đun tới chín nhừ, cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn.

Nước sơn tra, củ cải: sơn tra tươi 10 quả, củ cải 1 củ, giấm ăn một ít. Củ cải rửa sạch thái miếng cho vào nồi đất cùng sơn tra rửa sạch và giấm, nước vừa đủ nấu nước. Ngày 1 thang chia 3 lần uống, có thể ăn sơn tra.

Ngoài ra, chị em nên uống nhiều nước (nước sôi để nguội, nước chè xanh, nước canh, nước hoa quả, sữa đậu nành…); ăn nhiều rau và quả chín; giữ tinh thần vui vẻ lạc quan; vận động cơ thể và các tập bài tập phù hợp; kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để có thể lực tốt nhất.

Lương yMinh Chánh

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/20130524085126119p6c112/chua-tao-bon-sau-sinh-no.htm