Chủ tịch Quốc hội kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung

“Chúng ta họp phiên thứ tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Miền Trung đang ngập trong lũ lụt. Chúng ta, các đồng chí trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tấm lòng biết ơn, ủng hộ đồng bào của chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kêu gọi.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết tình trạng ngập lụt tại miền Trung đang hết sức nghiêm trọng, đời sống bà con gặp nhiều khó khăn. trong phiên họp khai mạc Quốc hội ngày 20.10 tới, Quốc hội sẽ vận động tất cả đại biểu quốc hội quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung, giảm bớt những thiệt hại nặng nề.

Sáng nay, ngày 17.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ tư. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017; kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 (trong đó có đánh giá toàn diện các mặt công tác huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2011-2015); kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kiế hoạch phát triển kinh tế năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ít có sự chuyển biến, tốc độ cổ phần hóa DNNN còn chậm trong đó có nguyên nhân là chưa có sự vào cuộc quyết liệt của bộ, ngành, chưa xác định trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp; số lượng doanh ngheiepj do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn lớn; hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều DNNN chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực Nhà nước giao.

Một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của Nhà nước còn chưa tạo chuyển biến về chất đối với việc huy động vốn từ xã hội cho dầu tư phát triển và quản trị doanh nghiệp.

“Cần đánh giá đầy đủ việc sắp xếp, mua bán, sáp nhập và sử dụng vốn Nhà nước không tuân thủ Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kin hdoanh tại doanh nghiệp (đã có hiệu lực từ năm 2015) tại một số công ty cổ phần Nhà nước nắm vốn chi phối như Mobifone mua công ty AVG, sử dụng đất tại các DNNN (tổng công ty đường sắt Việt Nam...)”, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đánh giá.

Ủy ban Kinh tế Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải báo cáo cụ thể về hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước và phương án xử lý các dự án đầu tư lãng phí, kém hiệu quả mà dự luận quan tâm, báo cáo thêm về hoạt đông, xử lý nợ của Vinashin, Vinalines cho đến nay.

Thời gian qua, dự luận bức xúc về tình trạng nhiều dự án đầu tư của DNNN không hiệu quả, như Dự án nhà máy sợi xơ Đình Vũ với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) thuộc Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (một trong ba nhà máy ethanol trong điểm quốc gia) với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, chủ đầu tư dự án là công ty CP nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung.

Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 với tổng đầu tư 8.000 tỷ đồng của Công ty CP gang thép Thái Nguyên.

Hay dự án nhà máy bột giấy Phương Nam tỉnh Long An với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, của Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp và Vận tải – Tracodi. Năm 2009, dự án này được chuyển cho Tổng công ty Giấy Việt Nam – Vinapaco theo quyết định 731/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Hay dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình thuộc Tập doàn Hóa chất Việt Nam

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/tin-tuc/chu-tich-quoc-hoi-keu-goi-quyen-gop-ung-ho-dong-bao-mien-trung-716068.html